- Sau gần 40 năm, 13 hộ dân mặt nước sông Hồng (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) đã chính thức rời bỏ nhà bè lênh đênh để lên bờ sinh sống.

XEM CLIP:

Xóm mặt nước sông Hồng còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như “xóm chài”, “xóm bãi”, “xóm nhà nổi” hay “xóm 4 không” (không điện, không nước, không nhà và không hộ khẩu).

Cư dân ở đây chủ yếu từ các tỉnh khác “dạt” về Hà Nội làm thuê kiếm sống. Để có chỗ tá túc, họ chắp ghép những thùng phuy, hộp xốp lại với nhau một cách tạm bợ trên khúc sông hẹp. Chính từ đây xuất hiện các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, nguy cơ cháy nổ... 

Ông Nguyễn Văn Bình, tổ trưởng tổ dân phố số 3, phường Phúc Xá đến thăm các gia đình chuyển lên bờ sinh sống

Chính quyền phường đã đánh số trên thuyền của các hộ dân, nhiều năm vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sớm vào bờ sinh sống. Trước sự mất an toàn trong mùa mưa bão, đỉnh điểm là đợt mưa lũ vào tháng 10 vừa qua, các hộ dân đã chính thức chuyển lên bờ sinh sống.

Ông Nguyễn Văn Bình, tổ trưởng tổ dân phố số 3 cho biết, các hộ đã quen với cuộc sống ven bờ sông Hồng nhiều năm, có những hộ đã ở tới nửa đời người. Nhiều người không muốn thay đổi môi trường sống, thói quen cố hữu.

UBND phường đã tổ chức nhiều cuộc họp trong nhiều tháng với các hộ, đến cuối tháng 10, 13 hộ dân mới đồng ý. Đến ngày 2/11, toàn bộ 13 hộ của xóm gồm 45 nhân khẩu đã lên bờ thuê nhà trọ để ở. 7 hộ chọn giải pháp thuê nhà ở phường Phúc Xá, 4 hộ thuê nhà tại các phường lân cận là Chương Dương, Bạch Đằng, Yên Phụ và 2 hộ chuyển về quê sinh sống.

Tất cả lều lán, thuyền bè, nhà nổi đều được tiêu hủy, thu dọn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. UBND phường hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng, trong đó 1,5 triệu đồng hỗ trợ thuê nhà và 500 nghìn đồng là tiền tháo dỡ, vận chuyển.

Bà Trần Thị Tuyết (68 tuổi, 15 năm sống ở xóm bãi) cho biết từ khi lên bờ sống bà thấy khỏe ra, da dẻ hồng hào, ít ốm đau

Bà Lê Thị Hạnh (54 tuổi) đã có 7 năm lênh đênh trên thuyền vẫn chưa quen với cuộc sống trên bờ

Chuyển lên bờ được nửa tháng nay, bà Trần Thị Tuyết (68 tuổi, 15 năm sống ở xóm bãi) nghẹn ngào chia sẻ: Con cái đã ở riêng hết, vợ chồng tôi vẫn lầm lũi mấy chục năm trên thuyền. Tôi bị bệnh khớp nhưng thường xuyên phải đi lại, lội nước, cộng với những bệnh tuổi già khiến sinh hoạt ngày càng khó khăn. Vì vậy, khi được vận động di dời, tôi đã đồng ý.

Xóm trọ nơi bà con xóm nổi sông Hồng chuyển lên

Bà Tuyết cho biết: "Lên bờ rồi lúc nào cũng vui, khỏe ra nhiều. Ngày còn ở thuyền mỗi trận mưa bão, lụt thì như tim bắn ra ngoài. Mùa này để có nước dùng ngày phải gánh 5-7 gánh nước. Từ khi lên đây, tôi khỏe ra, da dẻ hồng hào hẳn lên".

Bãi sông Hồng, nơi 13 hộ dân từng sinh sống

Bà Lê Thị Hạnh (54 tuổi) kể, nhà bà ở dưới đó đã được 7 năm, lên bờ ở thì an toàn hơn. Nhưng "giờ chuyển lên bờ phải lo thêm tiền trọ, cả 2 vợ chồng gồng gánh không ăn thua. Tôi vẫn chưa quen nên đêm ngủ hay mất giấc".

Sống trên bờ, bà Tuyết không còn thấp thỏm lo mỗi mùa mưa bão
Bọn trẻ có nhiều chỗ chơi, không bị gò bó trên thuyền
Các bà, các mẹ có nhiều thời gian nói chuyện

Cối xay gió bằng chậu nhựa xoay tít bên bờ sông Hồng

Cối xay gió bằng chậu nhựa xoay tít bên bờ sông Hồng

Chỉ cần 4 chiếc chậu nhựa và vài thiết bị đơn giản, dân bến thuyền (Bến Gốm) thuộc phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội đã có nguồn điện chiếu sáng miễn phí.

Canh cánh nỗi sợ Hà Bá nuốt chửng nhà ven sông Hồng

Canh cánh nỗi sợ Hà Bá nuốt chửng nhà ven sông Hồng

Dọc bờ sông Hồng, hàng chục hộ dân sống trong những ngôi nhà có nguy cơ bị nuốt bất cứ lúc nào.

Lũ đổ bùn về, 80 tấn cá chết trắng mặt sông Hồng

Lũ đổ bùn về, 80 tấn cá chết trắng mặt sông Hồng

Lũ đầu nguồn mang theo bùn đổ về hạ lưu sông Hồng khiến 80 tấn cá lồng bị chết trắng mặt sông, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng

Vỡ đê Chương Mỹ: Người Hà Nội rửa bát, tắm giặt bằng nước lũ

Vỡ đê Chương Mỹ: Người Hà Nội rửa bát, tắm giặt bằng nước lũ

Một số xã tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước, người dân phải sử dụng cả nước lũ để rửa bát, tắm giặt.

Thanh Hóa nguy cơ lũ lịch sử, nước sông Hồng vượt 10m

Thanh Hóa nguy cơ lũ lịch sử, nước sông Hồng vượt 10m

Nước lũ trên các sông tại Thanh Hoá vẫn đang lên rất nhanh, trong ngày mai có thể sẽ vượt lũ lịch sử 1980.

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Hà Nội: Vỡ đê Chương Mỹ, ngàn dân vật lộn giữa dòng lũ

Một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.

Trần Thường