- Những cây quất chết khô được chất dọc ven đường vào làng quất Tứ Liên (Hà Nội). Nắng nóng kéo dài khiến người trồng quất “méo mặt”.

{keywords}

Tứ Liên là làng trồng quất lâu đời, và là nơi cung cấp quất cảnh lớn nhất miền Bắc

{keywords}

Mùa đông năm nay, thời tiết nắng, nóng, không có mưa nên quất héo khô, người trồng quất phải chặt bỏ cây chất đầy ven đường

{keywords}

Người trồng quất đốt bỏ, những gốc quất chết khô

{keywords}
{keywords}

Vườn quất chỉ còn một nửa. Số cây sống sót cũng rất xấu

{keywords}

Theo ước tính của hợp tác xã nông nghiệp phường Tứ Liên, người trồng quất cảnh ở địa phương năm nay có nguy cơ thiệt hại hàng chục tỷ đồng

{keywords}
{keywords}

Những gốc quất chết khô được đánh đi, nhường chỗ cho rau xanh

{keywords}

Chị Yến chủ vườn quất Duy Tiến cho biết: Trời không mưa, không lạnh quất chín hết. Vườn quất nhà Yến có hơn 1.000 cây thì đã bị chết mất 1/3. Số còn lại chất lượng không cao, cây không đẹp

{keywords}

Theo người trồng quất, giá cả năm nay dự kiến có tăng nhưng không đột biến. Những cây đẹp giá sẽ cao hơn hẳn năm ngoái vì số lượng không nhiều.

{keywords}

Vườn quất Quang Trường có khoảng 300 cây. Mỗi ngày 2 lần anh Quang, chủ vườn bơm nước tưới cây. Tỉ lệ cây chết khá ít do anh Quang có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc cây. Theo chủ nhân, năm nay dự kiến chỉ lãi khoảng 100 triệu đồng vì chất lượng thấp.

{keywords}

Theo anh Quang, nếu trồng rau thì lãi hơn nhiều, tuy nhiên đây là làng nghề truyền thống trồng quất nên phải cố theo nghề. Anh Quang còn đầu từ thêm hệ thống bơm để chủ động tưới nước mỗi ngày.

Phạm Hải