- "Đã nhiều lần gia đình của người bị nạn mạng đến số tiền không nhỏ để cảm ơn nhưng tui kiên quyết từ chối. Tôi chỉ cần thấy niềm vui khi biết người thân của họ còn sống là tui vui rồi..." - ông Sáu niềm nở.

Men theo con đường mòn nhỏ dưới chân cầu, chúng tôi tìm đến chiếc thuyền đang neo đậu sát bờ sông của ông Sáu, tên thật là Ngô Văn Léo (55 tuổi, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) - nơi mà bao năm nay gia đình ông vẫn miệt mài mưu sinh với nghề sông nước.

Ông Léo tâm sự, trong một lần cùng vợ quăng chài, tôi bỗng thấy có những chiếc mũ nổi trên sông. Linh tính mách bảo có việc chẳng lành, ông và vợ liền quay đầu ghe lại thì thấy cánh tay của trẻ con đang với kêu cứu trong vô vọng.

Ngay lập tức ông và vợ liền nhảy xuống sông ứng cứu, 3 cháu bé được đưa lên thuyền an toàn ngay sau đó. “Trưa nắng, người ta về nhà hết nên trên sông cũng ít ghe thuyền qua lại. May mà lúc đó tui phát hiện kịp không thì tính mạng của các cháu khó giữ”, ông Léo cho biết.

{keywords}

Ông Léo là ân nhân của nhiều người suýt bỏ mạng tại dòng sông Cẩm Lệ

Nheo đôi mắt lộ rõ những vết nhăn trên trán, ông Léo kể cho chúng tôi nghe vào một đêm khuya khoảng hai năm về trước. Mâm cơm muộn của gia đình ông đang rôm rả tiếng cười nói bỗng dưng im bặt khi nghe tiếng một tiếng động rất to giữa dòng sông. Đặt vội chén cơm đang ăn dở xuống mâm, chạy ra mũi thuyền thì thấy người dân trên cầu tri hô cứu người đang bị xoáy nước nhấn chìm... Không chần chừ, ông lao xuống và chưa đến mươi phút sau người bị nạn được cứu đưa lên bờ.

Tâm sự về cái “nghiệp” cứu người của mình, ông Léo cho biết đó chỉ như một lẽ thường khi gặp người lâm hoạn nạn. Với ông, chỉ cần cứu và giữ được mạng sống cho người khác đã điều hạnh phúc. Những lần đưa người lên bờ an toàn là những lần ông quên đi sự mệt mỏi sau thời gian dài bơi qua những dòng nước lớn giành lại sự sống cho người khác.

Ông nói: "Nhiều lần gia đình của người bị nạn mang đến số tiền không nhỏ để cảm ơn nhưng tôi kiên quyết từ chối. Tôi chỉ cần thấy niềm vui khi biết người thân của họ còn sống là tôi vui rồi. Nhờ vậy mà một số người được tôi cứu sống đã tình nguyện xin làm con nuôi, và họ thường lui tới thăm hỏi...".

"Kế nghiệp" từ cha

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều thế hệ sinh sống bằng nghề sông nước, hằng ngày ông Léo cùng cha mình đã bươn chải mưu sinh bằng những chuyến đò ngang đưa khách qua lại trên dòng sông Cẩm Lệ.

Đến nay, ông Léo cho biết ngoài bản thân mình, trong gia đình ông có đến hai, ba thế hệ từng nhiều lần cứu người trên dòng sông này. “Từ cha tui, đến tui và đứa con trai là đã 3 thế hệ gia đình đã gắn chặt với cái “nghiệp chọc giận hà bá này” ông Léo cười vui vẻ.

{keywords}

Chiếc ghe nhỏ là người bạn đồng hành của ông trong suốt gần 40 năm nay

Bà Nguyễn Thị Lan (52 tuổi), người dân sống gần cầu cho biết: “Cứ mỗi lần có người nhảy sông là y như rằng ông Sáu và con trai liền có mặt để cứu vớt, ông ấy là ân nhân của biết bao nhiêu người. Ở đây ai cũng quý gia đình ông Sáu lắm”.

Hơn 40 lênh đênh sông nước, ông không nhớ đã cứu được bao nhiêu người nhưng lần đến không kịp cứ ăn sâu vào tâm thức ông mãi. Ông Léo nhớ lại một buổi chiều tối ba năm về trước. Trong lúc vừa tới nhà bà con để dự đám giỗ, ông nghe tin có người nhảy sông tự vẫn. Chưa kịp ngồi xuống ghế, ông vội quay về nhà nhưng trời nhập nhoạng tối và nạn nhân đã mất tích.

"Lần đó, không cứu được người bản thân tôi day dứt lắm. Và tôi đã rong ruổi khắp mọi ngóc ngách đến 5h sáng hôm sau thì tìm được thi thể nạn nhân...".

Mỗi khi nhớ lại kỉ niệm ấy, đôi mắt của người đàn ông trung niên vẫn lộ rõ nét buồn.

Ông Hiệp vừa 'khùng' vừa 'thích' tạo scandal

Ông Hiệp vừa 'khùng' vừa 'thích' tạo scandal

Hiệp "khùng" và xóm trọ giá 15.000 đồng/ngày/người giữa lòng Thủ đô với đầy đủ tiện nghi. Ông đã giúp rất nhiều người trong hơn 20 năm qua.

Người đàn ông bán bánh bao lãng tử nhất Hà Thành

Người đàn ông bán bánh bao lãng tử nhất Hà Thành

Đam mê đàn hát, người đàn ông bánh bánh bao 66 tuổi nổi tiếng trong khu phố cạnh bến xe tấp nập bậc nhất Hà Nội.

72 tuổi nhiều người không làm được việc ý nghĩa này

72 tuổi nhiều người không làm được việc ý nghĩa này

Bà Phạm Thị Huyền Dung (72 tuổi) là chủ nhân của quầy sách báo miễn phí trước cửa số nhà 55 Đặng Tiến Đông (Đống Đa, Hà Nội).

'Ông bố' cảnh sát của làng chài

'Ông bố' cảnh sát của làng chài

Người cảnh sát thủy, một công dân đặc biệt của người dân làng chài Máy Chai. Anh trở thành ông bố chung cho tất thảy trẻ con làng chài nghèo này.

Tuấn Anh