- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cho biết, sẽ tổ chức đấu giá đất đối ứng của các dự án BT.

Rà soát lại các dự án chưa nằm trong quy hoạch

Chủ tịch tỉnh Thái Bình sáng nay cho hay, tại cuộc họp sáng qua với các Sở, ngành được giao nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh tìm các phương án để nâng cao giá trị sử dụng đất đem đối ứng lấy hạ tầng, Thái Bình chỉ đạo phải áp dụng phương thức đấu giá đất công khai.

Thái Bình sẽ tổ chức đấu giá các khu đất đối ứng để thực hiện các dự án đổi đất lấy hạ tầng.

“Đối với các khu đất đối ứng thuộc các dự án BT (đổi đất lấy công trình), sẽ tổ chức đấu giá đất công khai để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm thu ngân sách” - ông Diên nói.

Đối với các dự án BT chưa phù hợp hoặc không nằm trong quy hoạch, sẽ dừng lại để xem xét điều chỉnh, bổ sung, tổ chức mở thầu để lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực.

Về dự án xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình được đối ứng bằng 5 khu đất, ông Diên khẳng định, cũng thực hiện đấu giá để thu ngân sách.

Dự án nâng cấp đê biển số 8 đi qua hai xã Thụy Xuân, Thụy Hải (huyện Thái Thụy) để có được 300ha đất làm khu công nghiệp, dịch vụ biển Xuân Hải.

Kỳ vọng giải quyết việc làm cho 3 vạn lao động

Về dự án di dời 150ha rừng phòng hộ và nâng cấp tuyến đê biển Thái Thụy thực hiện dự án phát triển kinh tế hướng biển, Chủ tịch tỉnh Thái Bình cho biết, đã xây dựng phương án đền bù, hỗ trợ người dân tại hai xã Thụy Xuân, Thụy Hải.

Số lượng các hộ dân nằm trong diện đền bù liên quan đến dự án là 354 hộ.

Rừng phòng hộ ven biển Thái Thụy - Thái Bình.

“Kinh tế hướng biển là giải pháp phát triển kinh tế đối với Thái Bình. Với dự án này, Thái Bình kỳ vọng, sẽ giải quyết được công việc cho 3 vạn lao động, với mức thu nhập trung bình 4 - 5 triệu đồng/tháng/người.

So sánh với thực tại, các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở dạng cá thể, thu nhập bình quân mới ở mức 2 - 3 triệu đồng/tháng, rõ ràng hơn rất nhiều” - ông Diên dẫn giải.

Theo Chủ tịch Thái Bình, dự án không chỉ hiệu quả về kinh tế, mà còn có giá trị về đảm bảo bền vững môi trường, đối phó được với vấn đề biến đổi khí hậu…

“Khi nâng cấp đê số 8 sẽ đảm bảo chịu đựng được những cơn bão mạnh từ biển vào. Hiện tại, năng lực của tuyến đê cũ được xây dựng từ lâu, chỉ chịu đựng được những cơn bão cấp 7, cấp 8.

Phương án di dời, trồng mới rừng phòng hộ đã được giao cho các đơn vị cụ thể. Sẽ có thêm diện tích rừng phòng hộ để đảm bảo vấn đề môi trường, sinh thái” - Chủ tịch tỉnh Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Cũng theo ông Diên, phương án đền bù, GPMB đối với các hộ dân đã được xây dựng, lấy ý kiến người dân. Phần lớn người dân đã đồng thuận.

Thái Bình xem lại các dự án BT

Thái Bình xem lại các dự án BT

UBND tỉnh Thái Bình ban hành công văn về việc xem xét lại việc thực hiện các dự án BT, trong đó có dự án xây Trung tâm hội nghị.

Vì sao Thái Bình đổi 27.000m2 đất vàng?

Vì sao Thái Bình đổi 27.000m2 đất vàng?

Dự án trung tâm hội nghị tỉnh, kinh phí đầu tư gần 230 tỷ đồng vừa được Thái Bình phê duyệt. 

Sắp có cao tốc 12.500 tỷ qua Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định

Sắp có cao tốc 12.500 tỷ qua Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý UBND tỉnh Nam Định chủ trì triển khai nghiên cứu bổ sung đoạn tuyến qua tỉnh Thái Bình vào đoạn cao tốc Ninh Bình đến Nam Định.

Thái Bình làm gì sau khi di dời 150ha rừng

Thái Bình làm gì sau khi di dời 150ha rừng

Dự án di dời 150ha rừng phòng hộ, nắn đê số 8 của Thái Bình sẽ tạo được mặt bằng khoảng 320ha. Tại quỹ đất này, Thái Bình đã lập quy hoạch phân khu...

Thái Bình di dời 150ha rừng, hàng trăm gia đình 'mất' đất canh tác?

Thái Bình di dời 150ha rừng, hàng trăm gia đình 'mất' đất canh tác?

Liên quan đến đến việc xin di dời 150 ha rừng, Thái Bình cho biết đã có phương án trồng rừng thay thế từ năm 2014. 

Kiên Trung