- Tại khu vực xảy ra sự cố sụt lún đất tại đường Nguyễn Văn Trỗi (TP Đà Lạt), trước năm 1975 có một bãi rác, do đó tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành khoan thăm dò địa chất để xác định vị trí của bãi rác này.

XEM CLIP:

Sáng ngày 27/4, UBND tỉnh Lâm Đồng có cuộc họp với các cơ quan chức năng của tỉnh, đại diện Khoa Địa chất (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM), cùng Công ty cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản) để nắm bắt diễn biến sự cố sụt lún đất tại trung tâm TP. Đà Lạt.

{keywords}
{keywords}

Hiện trường các vết sụt lún tiếp tục lan rộng trong sáng ngày 27/4

Tại cuộc họp, các nguyên nhân nghi ngờ dẫn tới sự cố sụt lún, như rò rỉ ống nước thải, nước sinh hoạt, xây dựng, do xe tải trọng lớn…đều đã bị loại bỏ.

Đại diện Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng khẳng định, qua công tác kiểm tra, cả hệ thống nước thải và cấp nước sinh hoạt trong khu vực này đều hoạt động bình thường, không phát hiện dấu hiện bị rò rỉ.

Sở Xây dựng Lâm Đồng cho biết, khu vực xảy ra sự cố nứt, lún đất hiện tại không có công trình xây dựng nào lớn, đường Nguyễn Văn Trỗi là đường nhỏ, lại một chiều, từ trước tới nay đã cấm các loại xe có tải trọng lớn…

Tỉnh Lâm Đồng tập trung vào 4 nguyên nhân: khả năng sự cố về cống ngang đã được xây dựng cách đây từ rất lâu; do kết cấu nhà ở, móng không đảm bảo, hầu hết nhà ở trong khu vực là móng đơn; do mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng trượt đất.

{keywords}

Lực lượng chức năng kiểm tra hiện trường sụt lún

Tại cuộc họp, cơ quan chức năng nhận định, tại khu vực xảy ra sự cố nứt đất, trước năm 1975 có một bãi rác, do đó tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành khoan thăm dò địa chất để xác định vị trí của bãi rác này.

“Nếu trước đây có bãi rác bị san lập, phân hủy, theo thời gian thì chỉ cần sụt lún vài chục cm thì sẽ dẫn đến tình trạng sụt, nứt bề mặt đất. Tôi đề nghị các đơn vị liên quan phải chú ý đến nguyên nhân này.”- ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo tại cuộc họp.

Các cơ quan chuyên môn đề xuất, trước mắt sẽ tiến hành khoan thăm dò, đánh giá tổng thể kết cấu địa chất tại khu vực sụt lún, đồng thời lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động khi có dấu hiệu bất thường, thay đổi địa chất.

{keywords}
{keywords}

Người dân di chuyển tài sản, con người khỏi những căn nhà bị lún, nứt

Ông Võ Ngọc Trình - Phó chủ tịch UBND TP. Đà Lạt cho biết, các vết nứt đang có dấu hiện tăng thêm vào sáng nay và có hiện tượng nước bùn trào lên theo các vết nứt.

“Lo ngại nhất hiện nay là những vết nứt bị nước mưa đổ xuống sẽ khiến cho diễn biến sự việc ngày càng xấu đi” – ông Trình lo lắng.

Tính đến sáng nay (27/4), vụ sụt lún đã khiến 45 gia đình với 218 nhân khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp. Sáng nay, nhiều hộ gia đình tiếp tục di dời tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm dưới sự hỗ trợ của lực lượng chức năng. Các vết nứt, trượt đất tiếp tục có dấu hiệu hoạt động mạnh hơn. Nhiều mảng tường nhà dân bị bong, tróc, nền đất bị xô đẩy làm thay đổi kết cấu nhà. Trưa nay, Đà Lạt tiếp tục có mưa lớn nên nguy cơ tác động đến vùng sụt lún là rất lớn.

{keywords}

Khu vực xảy ra sự cố sụp lún đất ở phường 2, TP. Đà Lạt

{keywords}

Tỉnh Lâm Đồng họp khẩn đánh giá nguyên nhân sự cố vào sáng nay


Thông tin từ lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, chiều nay đoàn chuyên gia về địa chất sẽ khảo sát thực tế khu vực sụt lún, đưa ra những nhận định về nguyên nhân ban đầu.

Như VietNamNet đã thông tin, sáng ngày 26/4, hàng chục hộ dân ở phường 2, TP. Đà Lạt ngủ dậy thì phát hiện nhà xuất hiện nhiều vết nứt bất thường, các cánh cửa không thể mở được để ra ngoài. Hiện tượng nứt, lún còn xảy ra trên mặt đất và không ngừng được mở rộng. UBND TP. Đà Lạt đã tiến hành họp khẩn, thông báo cho 45 hộ dân sống trong khu vực phải di dời khẩn cấp. Các khách sạn trong khu vực xảy ra sự cố cũng được đề nghị ngưng nhận khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tránh xảy ra sự việc đáng tiếc.

Nguyên nhân gây nứt đất ở Đà Lạt là do nền địa chất yếu

Đó là kết luận ban đầu về tình trạng nứt, trượt đất xảy ra tại trung tâm TP Đà Lạt được ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng công bố vào lúc 18h30 ngày 27/4.

Theo ông Phạm S, nguyên nhân trên được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá thực tế của các chuyên gia về địa chất vào chiều ngày 27-4. 

Các chuyên gia nhận định, nền đất tại khu vực đang xảy ra sự cố nứt, trượt đất khá yếu trong khi mực nước ngầm đo được lại rất cao. Những ngày qua, tại Đà Lạt liên tục xuất hiện mưa lớn, tổng lượng mưa lên tới trên 110mm đã làm tăng thêm mạch nước ngầm, đồ dồn về đây khiến nền đất nhão ra, xuất hiện tình trạng nứt, trượt đất.

Để khắc phục sự cố trên, giải pháp trước mắt được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất với các chuyên gia là đóng toàn bộ hệ thống nước dẫn tới khu vực này; tiến hành bơm hút nước; đổ bê tông bịt kín những miệng đất bị trượt, nứt; đưa ra các giải pháp làm khô nền đất; đồng thời cho tháo dỡ những căn nhà có nguy cơ sập đổ. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương khoan thăm dò địa chất; xác định vị trí hố rác được hình thành và chân vùi cách đây khoảng 60-70 năm để có biện pháp gia cố nền thân đất.

Đà Lạt kêu gọi 45 hộ dân di dời khẩn vì nứt, lún bất thường

Đà Lạt kêu gọi 45 hộ dân di dời khẩn vì nứt, lún bất thường

TP Đà Lạt thông báo cho 45 hộ dân di dời do vết lún, nứt tiếp tục mở rộng; khuyến cáo các nhà nghỉ gần đó không đón khách dịp lễ.

Hoảng hồn phát hiện nhà bị nứt, kẹt cửa không ra ngoài được

Hoảng hồn phát hiện nhà bị nứt, kẹt cửa không ra ngoài được

Nhiều hộ dân ở phường 2, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đang lo lắng khi sáng sớm thức dậy thấy tường nhà bị nứt nẻ, cửa kẹt không thể mở để ra ngoài.

Trùng Dương – Chân Nhân