- Thủ tướng đánh giá, xây dựng luật còn nhiều vấn đề bất cập. Còn một số luật cần phải cân nhắc kỹ về điều kiện dân trí, hoàn cảnh xã hội.

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ QH sáng nay về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, việc xây dựng thể chế là nhiệm vụ rất nặng nề của QH và các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, Chính phủ đã chuyển từ sự quan tâm kinh tế xã hội sang dành nhiều thời gian làm thể chế, tập trung thảo luận những dự án luật, pháp lệnh trình QH và tập trung xây dựng các nghị định thể chế hoá các luật, pháp lệnh mà QH đã thông qua.

Một số luật cần cân nhắc kỹ

Thủ tướng đánh giá: “Luật, một là chuẩn bị chưa tốt, hai là nhận thức, nội dung còn nhiều vấn đề bất cập”.

Nhiều luật đã ban hành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, còn gây còn khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp tổ sáng nay. Ảnh: Phạm Hải

Theo Thủ tướng, không phải nhà nước pháp quyền là ban hành bao nhiêu luật, mà chính là trình độ người làm luật đó cũng như người thông qua luật đó.

Do vậy thời gian tới, các cơ quan nhà nước, kể cả QH, Chính phủ, các ủy ban của QH, các bộ ngành phải tập trung vấn đề xây dựng luật tốt hơn.

Thủ tướng cũng cho biết, còn một số luật cần phải cân nhắc kỹ về điều kiện dân trí, hoàn cảnh xã hội. Nhưng một số luật bức bách cũng phải làm ví dụ như luật về an ninh mạng, an toàn thông tin...

Thủ tướng cho rằng những luật nào thiết thực trong cuộc sống thì cần phải làm trước, những cái nào chưa cấp thiết thì làm sau. Những luật nào liên quan đến kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế phải tranh thủ làm sớm. Cái gì chuẩn bị tốt rồi thì làm, chuẩn bị chưa tốt thì tiếp tục hoàn thiện.

Đánh giá về chất lượng các dự án luật, ĐB Nguyễn Minh Đức, UB Quốc phòng an ninh cho hay, trong quá trình thẩm tra nhận thấy hầu như tờ trình ban đầu của các luật đều không đạt yêu cầu cả nội dung và hình thức, thậm chí ngây ngô, nhầm lẫn ngôn ngữ thông tư với luật, buộc phải trả về gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Để tránh tình trạng các luật đưa vào rồi lại rút ra, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng nên xem xét có cơ quan chuyên trách để làm luật, tránh tình trạng QH bị động trong kế hoạch, chương trình làm luật.

ĐBQH Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng) đề nghị cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị các dự án luật, tránh đến sát kỳ họp mới trình rồi lại gấp gáp lên xin điều chỉnh, rút ra khỏi chương trình.

Ông đề nghị nếu ban soạn thảo nào không thực hiện đúng thì phải có chế tài xử lý trách nhiệm rõ ràng.

Khó xử lý cán bộ về hưu vì chậm sửa luật

ĐB Quyết Tâm cho biết, trong xây dựng luật, QH đã có nguyên tắc ưu tiên, nhưng thực tế nhiều vấn đề QH giao thể hiện tính ưu tiên rất cao nhưng các cơ quan có trách nhiệm thực hiện lại không quán triệt đầy đủ tính ưu tiên, gây nên sự chậm trễ không thể chấp nhận được.

Bà dẫn chứng, Nghị quyết 344 của UB TVQH giao Chính phủ khẩn trương nghiên cứu trình QH xem xét, quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật Cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ xử lý các hành vi vi phạm của cán bộ công chức kể cả khi nghỉ hưu hoặc chuyển ra khỏi bộ máy nhà nước.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: T.Hạnh

”Chúng ta đang thiếu hành lang pháp lý hoặc hành lang không còn phù hợp thực tiễn. Đây là vấn đề có tính ưu tiên, cấp bách. QH đã giao, tôi cũng đã có ý kiến từ QH khoá 13 nhưng đến giờ vẫn chưa thấy báo cáo chuẩn bị đến đâu, chương trình 2017, 2018, 2019 cũng không có, vậy đến bao giờ?”, bà đặt câu hỏi.

ĐB đề nghị, chậm nhất vào năm 2018, QH phải cương quyết giao Chính phủ trình bổ sung dự án sửa đổi hoặc ban hành mới luật Cán bộ, công chức, viên chức.

ĐB Nguyễn Thanh Quang cũng thừa nhận, vì chậm sửa đổi luật nên việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vô cùng khó khăn, phải qua rất nhiều công đoạn, mất ít nhất 1/3 năm do quá nhiều quy định.

“Việc vận dụng xử lý một số trường hợp chưa từng có trong nước vừa qua cũng như thế giới gây nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, cử tri phân tâm, thiếu tin tưởng. ĐB đề nghị cần sớm rà soát, sửa đổi cho phù hợp để xử lý các trường hợp tương tự cho hiệu quả, tạo ra sự đồng thuận trong dân”, ĐB Đà Nẵng tâm tư.

Kiến nghị cơ chế đặc thù TP.HCM

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong kỳ họp tới, TP.HCM sẽ kiến nghị QH có Nghị quyết về chính sách cơ chế đặc thù cho thành phố.

Cơ chế này dựa theo nguyên tắc tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và phát huy tối đa tất cả tài nguyên trên địa bàn để phục vụ phát triển từ đất, hạ tầng, con người, tăng đóng góp của TP cho phát triển vùng khu vực và ngân sách trung ương.

Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Ông Võ Kim Cự suy sụp khi bị kỷ luật

Tổng thư ký QH cho hay, sau khi bị kỷ luật, ông Võ Kim Cự suy nghĩ nhiều, suy sụp, sức khoẻ yếu đi nên có đơn xin thôi làm ĐBQH.

'Không có vùng cấm xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm'

'Không có vùng cấm xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm'

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết thái độ của Bộ Chính trị, Tổng bí thư trong việc xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm là không có vùng cấm. 

Chưa trình dự thảo nghị quyết xử lý kỷ luật cán bộ về hưu

Chưa trình dự thảo nghị quyết xử lý kỷ luật cán bộ về hưu

"Đây là nội dung cần thêm thời gian nghiên cứu thấu đáo nên Chính phủ chưa kịp chuẩn bị để trình UBTVQH trong tháng 12 như đã dự kiến".

'Mới xử lý cán bộ về mặt Đảng, về hình sự ta đang làm'

'Mới xử lý cán bộ về mặt Đảng, về hình sự ta đang làm'

Tổng bí thư trả lời chất vấn cử tri hai quận Ba Đình, Tây Hồ về việc xử lý cán bộ.

'Có lẽ chưa thời kỳ nào như vừa rồi, TƯ xử lý một loạt cán bộ'

'Có lẽ chưa thời kỳ nào như vừa rồi, TƯ xử lý một loạt cán bộ'

Có lẽ chưa thời kỳ nào như đợt vừa rồi, TƯ đã xử lý một loạt cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cán bộ về hưu - Tổng bí thư nói với cử tri quận Hoàn Kiếm.

Thúy Hạnh – Hồng Nhì