- Tổng thư ký QH khẳng định, văn bản đính chính đã được kẹp vào trong hồ sơ luật Cảnh vệ trước khi các ĐB ấn nút thông qua.

Tại họp báo sau kỳ họp QH chiều nay, báo chí đặt câu hỏi về sự việc “chưa từng có” khi luật Cảnh vệ vừa được thông qua ngày 20/6 với trên 92% tán thành, nhưng trưa nay, UB Quốc phòng - An ninh đã có văn bản gửi các ĐBQH “xin phép” đính chính lại khoản 2, điều 21.

Cụ thể, cụm từ “Gây thương tích cho đối tượng" sẽ được thay bằng cụm từ “Nổ súng vào đối tượng”.

Theo đó, khoản 2, điều 21 được sửa lại như sau: “Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả”.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu đính chính thì có đúng theo quy trình của văn bản pháp luật không?

{keywords}

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Phạm Hải

Tổng thư ký QH cho biết, trong kỳ họp vừa qua có 2 văn bản đính chính của 2 ủy ban.

Trong quá trình in ấn cũng có nhầm lẫn, thậm chí 1 văn bản liên quan xin ý kiến bỏ phiếu còn kẹp nhầm cả văn bản khác nên VPQH đã có văn bản xin lỗi.

Ông cho rằng với một khối lượng công việc lớn trong suốt 1 tháng, các cơ quan phải làm việc liên tục cả ngày thứ 7 thì việc nhầm lẫn, sai sót cũng khó tránh.

“Nhưng các bạn yên tâm, trước ngày chứng thực để chuyển Chủ tịch QH ký thì có một đội rà soát kỹ 1 lần nữa từ câu chữ đến dấu chấm, phẩy cho chắc chắn. Tất nhiên không bao giờ sai. Cái này là đính chính chứ không sai. Trước khi tiến hành họp thì đã có công văn gửi trước rồi”, Tổng thư ký QH khẳng định.

Giải thích thêm, Phó tổng thư ký QH Hoàng Thanh Tùng cho biết, trước khi Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh đọc báo cáo giải trình, tiếp thu để ĐBQH biểu quyết thông qua luật Cảnh vệ, đã có công văn đính chính kẹp vào trong hồ sơ.

“Do đó trước khi ĐB ấn nút đã có đầy đủ thông tin về nội dung đó. Nội dung đính chính cũng là một sai sót, sơ suất trong quá trình hoàn thiện văn bản nhưng đã được phát hiện khắc phục kịp thời trước khi ĐB ấn nút thông qua”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chuyển dần sang QH tranh luận

Đài truyền hình VN đặt câu hỏi: “Thay đổi tích cực đáng ghi nhận trong kỳ họp này là gì? Đâu sẽ là điểm thay đổi để tăng tính hoạt động của QH trong những kỳ họp tới?”.

Tổng thư ký QH cho hay, kỳ họp vừa qua có khối lượng công việc đồ sộ, QH đã thông qua 12 luật, 12 nghị quyết và cho ý kiến 6 dự luật. Đây cũng là kỳ họp đầu tiên thực hiện theo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

“Đây cũng là lần đầu tiên các phiên thảo luận tại nghị trường chuyển từ QH phát biểu sang QH tranh luận với tinh thần tạo ra một không khí hết sức dân chủ, đổi mới”, ông Phúc thông tin.

Trong các phiên thảo luận, các ĐBQH đã tích cực giơ biển tranh luận, không chỉ tranh luận giữa ĐB với thành viên Chính phủ mà còn tranh luận giữa ĐB với ĐB để làm rõ vấn đề. Đây là điều tích cực, rất cần phát huy.

Ông cũng cho hay, kỳ họp này có điểm mới nằm ở sự điều hành rất linh hoạt của chủ tọa, nhất là việc chủ tọa quyết định kéo dài thêm thời gian thảo luận căn cứ vào thời lượng chương trình.

“Ví dụ tại phiên thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, chủ toạ đã quyết định kéo dài đến 18h30, có thêm 15 ĐB phát biểu. Chưa bao giờ có phiên họp nào có tới 93 ĐB đăng ký phát biểu”, ông Phúc nói.

Kỳ họp này QH cũng quyết định kéo dài phiên chất vấn thêm nửa ngày, sự đổi mới này cần phải phát huy trong các kỳ họp sau.

Nhiều tỉnh đề nghị bí thư, chủ tịch có cảnh vệ

Nhiều tỉnh đề nghị bí thư, chủ tịch có cảnh vệ

Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh cho biết, sau sự việc tại một tỉnh, nhiều nơi đề xuất bí thư, chủ tịch tỉnh được cảnh vệ.

GĐ Công an Nghệ An: Dân mình rất tốt, không cần thêm cảnh vệ

GĐ Công an Nghệ An: Dân mình rất tốt, không cần thêm cảnh vệ

Cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn. Đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh -Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nói.

Càng chất vấn càng lộ khiếm khuyết, càng nhận trách nhiệm

Càng chất vấn càng lộ khiếm khuyết, càng nhận trách nhiệm

Càng chất vấn, chỉ rõ những khiếm khuyết, những yếu kém của các vị tư lệnh ngành thì các vị càng sẵn sàng nhận trách nhiệm quản lý nhà nước. 

Thượng tướng Lê Quý Vương: Có tình huống buộc phải nổ súng

Thượng tướng Lê Quý Vương: Có tình huống buộc phải nổ súng

Dẫn thực tế có đối tượng được trang bị nhiều súng, lựu đạn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, phải căn cứ tình huống, mức độ để quyết định nổ súng.

Vụ 'nổ súng ở nhà Bí thư huyện': Là trộm thông thường

Vụ 'nổ súng ở nhà Bí thư huyện': Là trộm thông thường

Giám đốc Công an Long An nhấn mạnh: “Vụ xảy ra tại nhà Bí thư huyện Đức Hòa là vụ trộm cắp tài sản thông thường”.

Cuộc tranh luận độc nhất vô nhị với Tổng Thanh tra

Cuộc tranh luận độc nhất vô nhị với Tổng Thanh tra

Nghe Tổng Thanh tra CP Phan Văn Sáu nêu nguyên nhân tình trạng khiếu kiện diễn biến phức tạp, ĐBQH chưa hài lòng.

Thúy Hạnh