- "Quan chức có 4, 5 cái nhà, có bao giờ họ lấy tên mình, vợ mình đâu, toàn lấy tên những người thân cả", Cục trưởng Chống tham nhũng lấy làm tiếc khi dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này lại rút đề xuất kê khai tài sản của cả người thân quan chức.

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, TTCP (cơ quan soạn thảo dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi QH đang thảo luận) cho rằng, việc kê khai tài sản nên tập trung vào 1 số đối tượng là người thân.

Theo ông Đạt, người thân ở đây là con, bố mẹ, anh chị em ruột kể cả bên chồng, bên vợ và kể cả con nuôi cũng là người thân.

Nhưng ông lấy làm tiếc khi dự luật lần này không đưa những điều này vào: “Ban đầu ban soạn thảo có đề nghị như vậy nhưng nhiều cơ quan không đồng ý. Dự thảo hiện tại chỉ có quy định đối tượng kê khai tài sản ngoài quan chức có cả con chưa thành niên và vợ chồng”.

{keywords}
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thu Hằng

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cho rằng, nếu quy định như vậy thì tài sản của quan chức mà đứng tên anh, chị em, bố mẹ của họ thì các cơ quan chức năng cũng chịu, nhất là khi những người này làm DN thì các cơ quan lấy quyền gì để đòi DN.

“Bây giờ quan chức nào có 4, 5 cái nhà, có bao giờ họ lấy tên mình, vợ mình đâu. Toàn lấy tên những người thân cả, mà người thân làm DN thì ai có quyền kiểm tra vì họ không thuộc đối tượng kê khai”, ông Đạt nhấn mạnh.

Đã là quan chức phải chấp nhận ràng buộc

Tức là không kiểm soát được tài sản của người thân quan chức cũng là 1 kẽ hở cho tham nhũng?

- Đây là kẽ hở để quan chức đưa dây chuyền tài sản cho người khác. Đấy là một thực tế. Nhiều trường hợp mình biết quan chức đưa tài sản cho người khác đứng tên nhưng mình không thể làm gì được vì không có quy định. Những người được chuyển giao tài sản họ nói: “Tôi có phải đối tượng kê khai tài sản đâu mà hỏi thế. Tài sản đó tôi làm ra đấy, còn nếu tôi làm sai thì các anh bắt đi”. Làm sao mà bắt được.

Lý do mà các cơ quan gạt đề xuất này ra khỏi dự luật là gì?

- Theo tôi mở rộng đối tượng kê khai tài sản đối với người thân phải tính toán. Nhưng bây giờ người ta nói đối tượng kê khai nhiều quá, không kiểm soát được. Hơn nữa họ bảo mở rộng như thế ảnh hưởng đến quyền tự do về tài sản.

Ông thấy các lý do này có hợp lý không?

- Lý giải thế cũng hợp lý. Nhưng đứng một khía cạnh nào đó về mặt phòng chống tham nhũng, đã là quan chức thì phải chấp nhận những ràng buộc. Như thế thì mới làm quan chức, không thì thôi.

Nhưng có quá nhiều ý kiến nên ban soạn thảo làm sao bảo vệ được.

Nếu ban soạn thảo bảo vệ được thì đã không quy định đánh thuế 45% tài sản không rõ nguồn gốc mà đã là tài sản không chứng mình được nguồn gốc hợp pháp thì tịch thu luôn.

Quản lý của mình nhiều cái không hợp lý lắm, khó lắm cho nên phải từng bước, làm dần dần thôi.

Về quy định đánh thuế 45% đối với tài sản không rõ nguồn gốc cũng có khá nhiều ý kiến phản đối khi thảo luận tổ?

- Có người bảo như thế là hợp pháp hoá tham nhũng nhưng không phải. Bởi vì thuế cứ thuế, phạt cứ phạt nhưng nếu cơ quan chức năng phát hiện ra tài sản này là tham nhũng vẫn khởi tố, không loại trừ trách nhiệm hình sự.

Nhưng ít nhiều quy định này cũng thu được một phần nào đó dù chưa được hết.

Theo ông những quy định mới ban soạn thảo đưa ra nhưng có nhiều ý kiến không đồng tình như vậy liệu có phải do các quy định này đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của nhiều người?

- Cái này mình chưa có cơ sở nào để nói là đụng chạm hay không đụng chạm cả. Nhưng trong làm luật mình phải đề phòng những việc này, một mặt cũng đừng làm gì vi phạm đến các quy định khác. Còn hiện tại chưa có số liệu nào nói là tác động hay không tác động.

Chủ yếu tổng hợp, nghe báo cáo là chính

Trong quá trình làm nhiệm vụ phòng chống tham nhũng nói chung và xây dựng dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi nói riêng, TTCP có gặp áp lực, khó khăn gì?

- Những khó khăn về mặt cơ chế thì hiện đang từng bước tháo gỡ, hoàn thiện. Còn thực tế thì đúng là rất khó khăn. Chẳng hạn ngay Cục Chống tham nhũng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này của TTCP thì hiện nhân sự cũng chỉ có vài chục con người, trong khi nhiệm vụ rất nặng nề. Còn sự phân công, phân cấp cũng không ít vướng mắc.

Thế nên phải cần có sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị mới phòng chống tham nhũng tốt hơn chứ không riêng một cơ quan nào có thể làm được.

Hay như trong lĩnh vực thực hiện quy định về kê khai tài sản, TTCP được giao trách nhiệm chính nhưng hiện cũng mới chủ yếu tổng hợp, nghe báo cáo là chính. Thẩm định hiện cũng chưa làm tốt được. Không những không có công cụ đủ mạnh mà luật pháp cũng chưa cho phép vì đã phân cấp rồi.

Ngay yêu cầu các cơ quan, địa phương gửi báo cáo để tổng hợp báo cáo cũng mệt mỏi lắm, nhiều khi hết hạn cũng chưa thấy nộp. Đến bây giờ cũng còn nhiều cơ quan chưa nộp báo cáo về kê khai tài sản dù hết hạn rồi.

Theo tôi cần có một cơ quan chuyên về quản lý, lưu trữ, thẩm định, xác minh việc kê khai tài sản. Cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập này phải chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý kê khai tài sản.

Có vậy mới thống nhất, mới có cơ sở pháp lý và mới triển khai hiệu quả được. Chứ cứ như thời gian qua, ở các địa phương, bộ ngành có phát hiện được trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực đâu, rất hiếm.

QH cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này, còn con người thì đã sẵn sàng hết rồi.

Không khéo lại nâng đỡ cho tham nhũng ở giai đoạn trước ‘cất cánh’

Không khéo lại nâng đỡ cho tham nhũng ở giai đoạn trước ‘cất cánh’

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cảnh báo việc đánh thuế 45% với tài sản chưa rõ nguồn gốc sẽ là cơ hội nâng đỡ cho sự cất cánh của tham nhũng giai đoạn trước.

UB Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên nghi tham nhũng không xuất cảnh

UB Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên nghi tham nhũng không xuất cảnh

Theo quy định, UB Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm tham nhũng.

Bảo sao không chua xót nghe đến đại án tham nhũng nghìn tỷ

Bảo sao không chua xót nghe đến đại án tham nhũng nghìn tỷ

ĐBQH trăn trở khi người nông dân một nắng hai sương, góp nhặt vài chục nghìn đồng, chua xót khi nghe đến đại án tham nhũng nghìn tỷ.

‘Xử lý cán bộ tham nhũng không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị’

‘Xử lý cán bộ tham nhũng không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị’

Không vùng cấm nào trong việc xử lý cán bộ tham nhũng, dù đó là cấp tướng, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng - Chủ tịch QH nói.

3 người vi phạm kê khai tài sản, có cán bộ cấp cao

3 người vi phạm kê khai tài sản, có cán bộ cấp cao

Phó tổng TTCP cho biết, đã phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực

Kê khai tài sản: 10 năm duy nhất 1 người không trung thực

Tính từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, TPHCM chỉ xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản và kết luận kê khai không trung thực.

Thu Hằng