- Trả lời báo chí bên hành lang QH sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, đề xuất nhập Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính không hoàn toàn chính xác.

{keywords}
Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Hoàng Anh

Ông nhận định thế nào về đề xuất sáp nhập này, thưa Bộ trưởng?

Cái đó chưa ai bàn cả. Nghị quyết nói là có thể đề xuất, cái này phải nghiên cứu kỹ, một cách thận trọng để đảm bảo chuyện có nhập hay không phải dựa trên cơ sở khoa học, có luận cứ, có phương pháp luận và phải đảm bảo tính bền vững chứ không phải nay nhập, mai tách.

Ví dụ Bộ KH-ĐT trong tương lai cũng có thể tập trung làm những vấn đề vĩ mô, chiến lược, cơ chế chính sách, có tính chất hoạch định tham mưu cho đảng những vấn đề về định hướng phát triển.

Có ĐB cho rằng Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nhưng khi làm chính sách thường hay vênh nhau nên nhập lại để thống nhất, tinh gọn đầu mối. Ý kiến của ông?

Tôi cho rằng ý kiến này cũng không hoàn toàn chính xác. Cái này phải nói theo chức năng, nhiệm vụ chứ đừng nói bộ với bộ. Chức năng nào, nhiệm vụ nào thì thuộc bộ ấy.

Mô hình như Bộ KH-ĐT có nhiều nước áp dụng không, thưa ông?

Hiện nay vẫn còn một số nước áp dụng. Có thể tên gọi khác nhưng chức năng nhiệm vụ như nhau, cùng làm chức năng tham mưu hoạch định chính sách, đường lối phát triển, quy hoạch phát triển…

Các nước thường gọi là Bộ Phát triển, Bộ Kinh tế. Trung Quốc gọi là UB Phát triển tài chính. Tất cả các nước đều có cơ quan làm những nhiệm vụ này.

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH-ĐT và Tài chính có trùng nhau?

Không. Hai vấn đề khác nhau. Ở các nước là Bộ Kinh tế, Bộ Phát triển, như Trung Quốc là UB Phát triển và cải cách. Chúng ta là một nền kinh tế khác, từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, trước đây là UB Kế hoạch, sau là UB Kiến quốc, nay là Bộ KH-ĐT.

Cùng liên quan đến ngân sách, cân đối ngân sách nhưng Bộ KH-ĐT là phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính làm về phân bổ nguồn lực cho chi thường xuyên,

Có những mảng giao thoa, 2 Bộ sắp xếp như thế nào?

Không có gì gọi là chồng chéo cả. Việc ai người đó làm, phân định tương đối rõ.

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

ĐB Phạm Văn Hoà, Đồng Tháp cho rằng, hiện nay có khoảng 6-8 bộ và nhiều tỉnh có thể sáp nhập với nhau.

Nhập bộ, tỉnh: Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng

Nhập bộ, tỉnh: Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng

ĐB Lê Thanh Vân ủng hộ chủ trương hợp nhất một số bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cũng như việc sáp nhập một số tỉnh.

Nhập 6-8 bộ, giảm hàng chục tỉnh: Có cơ sở

Nhập 6-8 bộ, giảm hàng chục tỉnh: Có cơ sở

Việc hợp nhất bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng và sáp nhập một số tỉnh có đủ điều kiện để giảm 3-4 bộ và hàng chục tỉnh là có cơ sở.

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.

Nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao nổi bộ máy cồng kềnh

Nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao nổi bộ máy cồng kềnh

Cái bánh ngân sách dù thành nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế lo lắng.

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.

Thu Hằng - Hương Quỳnh