-  Những bất cập trong khai thác tài nguyên, khoáng sản là do buông lỏng quản lý, để cho các nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.

Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017 vào sáng nay, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng sự cố môi trường của Formosa Hà Tĩnh gây ra tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài.

{keywords}

Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Qua đó, đặt ra cho các cơ quan chức năng, các địa phương cần đặc biệt lưu ý tiêu chí bảo vệ môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, kiên quyết không đánh đổi, cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường.

Chủ nhiệm UB Kinh tế cũng nêu một số bất cập trong công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản.

Cụ thể, công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn bất cập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ”chui” kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được.

"Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, đền bù thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội”, ông Thanh cho biết.

Cùng với đó là tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được kiểm soát chặt chẽ. Xuất hiện việc khai thác tài nguyên theo kiểu tận khai, tận diệt như khai thác cát, gỗ trái phép ở một số địa phương làm cạn kiệt nguồn nước, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tới khả năng phòng, chống thiên tai.

"Việc để xảy ra tình trạng như trên là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, ngành nên đã để cho các nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý”, Chủ nhiệm UB Kinh tế nhấn mạnh.

Ông Thanh cho biết, một số ý kiến cho rằng cần sớm đánh giá các nguồn năng lượng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hình thức sản xuất năng lượng như xây dựng hệ thống thủy điện, nhiệt điện đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên.

Thu nhập của người dân chậm được cải thiện

Báo cáo thẩm tra chỉ rõ, thu nhập của người dân chậm được cải thiện. Cụ thể tiền lương bình quân của năm 2016 ước đạt là 5,71 triệu đồng/tháng, tăng 7,5% so với năm 2015 (5,28 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên nguyên nhân tăng chủ yếu là do việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2016.

Có ý kiến cho rằng một số tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều còn chưa hợp lý. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đối với lao động trẻ, có chuyên môn kỹ thuật vẫn có xu hướng tăng lên; thâm dụng lao động trong các ngành dệt may, da giày và thất nghiệp ở độ tuổi 35 - 40 còn phổ biến.

Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 17% so với cùng kỳ năm trước là dấu hiệu không tốt; xuất hiện tình trạng người lao động có tâm lý muốn về hưu sớm hoặc về hưu trước năm 2018 để tránh giảm lương hưu và trợ cấp do quy định mới của luật Bảo hiểm xã hội.

Tạo chính sách đột phá cho Hà Nội, TP.HCM

UB Kinh tế đề nghị đổi mới tư duy cải cách thể chế, thay đổi chính sách mang tính căn cơ, dài hạn như chính sách thu hút FDI có chọn lọc thay vì tận dụng chính sách năng lượng giá rẻ (chỉ khuyến khích ngành thép, xi măng...).

UB cũng đề xuất Chính phủ nghiên cứu sớm tạo thể chế hình thành các khu hành chính - kinh tế đặc biệt; xây dựng các chính sách mang tính đột phá cho các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP.HCM.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ các loại tài sản công, nhất là nhà ở, đất đai để tài sản công không bị thất thoát, lợi dụng. Chấn chỉnh, xử lý tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức không đúng quy định pháp luật.

Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, trật tự, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời theo pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng; phí.

Tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai khó lường dẫn đến thiệt hại nặng nề về người và sản xuất nông, lâm và thủy sản. Ước tính tổng thiệt hại toàn ngành do thiên tai trong năm 2016 lên đến 38.981 tỷ đồng (tương đương hơn 1,7 tỷ USD) - con số kỷ lục.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra các cá nhân đe dọa cán bộ tỉnh.

Bắc Ninh: Phó giám đốc sở bị dọa 'làm vừa thôi'

Bắc Ninh: Phó giám đốc sở bị dọa 'làm vừa thôi'

Ngoài Chủ tịch UBND tỉnh, Phó giám đốc Sở TN&MT Bắc Ninh cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Người dân có nhà cửa bị nhấn chìm xuống sông trong vụ sạt lở kinh hoàng ở An Giang khẳng định, nguyên nhân là do khai thác cát bừa bãi…

Gia hạn xuất khẩu cát ở Phú Quốc vì chưa hết quota

Gia hạn xuất khẩu cát ở Phú Quốc vì chưa hết quota

Giải thích về việc gia hạn xuất khẩu cát mặn ở Phú Quốc, Bộ Xây dựng cho biết đơn vị nạo vét chưa xuất khẩu hết khối lượng cho phép.

Thu Hằng