- Bộ trưởng GD-ĐT cho biết, 3 năm thực hiện Chương trình SGK mới chỉ tiêu hết hơn 2 triệu USD, còn lại vẫn đang trong kế hoạch.

Thảo luận tại hội trường chiều nay về việc lùi Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) và SGK mới, GĐ Công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu giơ biển tranh luận, đặt ra nhiều câu hỏi với tư lệnh ngành giáo dục.

ĐB Cầu băn khoăn có hay không sự lãng phí khi tiếp tục lùi Chương trình GDPT và SGK mới.

Đề án hiện đã được thực hiện 3 năm, theo nghị quyết của Chính phủ, từ tháng 6/2016 đến tháng 7/2018, phải biên soạn xong 3 SGK lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

{keywords}
ĐB Nguyễn Hữu Cầu

“Vậy 3 năm ấy, tôi xin hỏi Bộ GD-ĐT, chúng ta làm được bao nhiêu sản phẩm? Đã chi hết bao nhiêu tiền và đến nay còn bao nhiêu? Sau đó chúng ta bàn tính cách thức chi tiền, nếu không sẽ rất là có tội”, ĐB Nghệ An nhấn mạnh.

Lùi nhưng đừng thêm kinh phí

Ông cho biết, theo quyết định 404, Chính phủ phê duyệt 778 tỉ đồng cho chương trình này. Tuy nhiên trong tờ trình lại nói 80 triệu đô, tương đương gần 1.800 tỉ đồng. “Vậy tóm lại đổi mới SGK lấy 778 tỉ đồng hay 1.798 tỉ đồng?”.

“Tôi đồng tình lùi thực hiện 1-3 năm cũng được nhưng đừng phát sinh thêm kinh phí. Hoặc có phát sinh thì QH, Chính phủ phải kiểm soát được. Đây cũng là tư tưởng của Thủ tướng. Một đồng thuế của dân cũng phải tiết kiệm. Chúng ta làm phải có hiệu quả”, ông Cầu nêu quan điểm.

Ủy viên thường trực UB Pháp luật Trần Thị Dung thì lo lắng về chất lượng chương trình. Bà đặt câu hỏi, với 30 đầu việc cần tiếp tục triển khai, trong đó có đào tạo giáo viên, thời gian thử nghiệm, chuẩn bị cơ sở vật chất thì thời gian 1 năm liệu có đủ?

“Chỉ lùi 1 năm thì có đủ thời gian thực hiện hay không? Từ chương trình, SGK đều cần thời gian hoàn thiện, thử nghiệm, không thể cập rập; rồi cơ sở vật chất, nhất là đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập”, ĐB Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) băn khoăn.

Bà đề nghị Chính phủ có báo cáo đầy đủ và cam kết trước QH đảm bảo khối lượng và chất lượng chương trình để ĐB yên tâm bấm nút.

“Ai là người được điều chỉnh hay là từng cơ sở giáo dục, ai kiểm nghiệm, ai đánh giá, ai nghiệm thu?”, ĐB Dung băn khoăn.

Viết SGK không có chuyện “trăm hoa đua nở”

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là lần đầu tiên có Chương trình GDPT tổng thể, từ đó mới có chương trình từng môn học, viết SGK để giáo viên giảng dạy. Trong đó SGK chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, khai phóng, thực học, thực nghiệp, dân chủ trong giáo dục.

“Mới nhưng không phải mới hoàn toàn mà có kế thừa, phù hợp với điều kiện đất nước, khắc phục những bất cập. Quan trọng nhất là đổi mới phương pháp, có sự liên thông, không chia cắt môn học. Những kiến thức nền tảng, căn bản là ổn định, còn lại tạo độ mở, để các địa phương chủ động 20% kiến thức”, Bộ trưởng cho biết.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình trước QH. Ảnh: Minh Đạt

Theo Bộ trưởng, trước khi đưa ra chương trình tổng thể, Bộ đã thận trọng lấy ý kiến 2 lần.

“Lần đầu tiên các thầy cô giáo được lấy ý kiến trực tiếp, vì thế rất mất thời gian”, Bộ trưởng cho biết đến nay chương trình tổng thể đã ổn.

Trong quá trình chuẩn bị năm học 2019-2020, ngành đã từng bước đổi mới, kể cả ở những vùng sâu xa, bảo đảm không có sự bỡ ngỡ. Cũng không chờ đầy đủ cơ sở vật chất mới dạy mà ở đâu đủ điều kiện thì triển khai trước.

Về tiêu chuẩn SGK, Bộ trưởng cho biết đã có hội đồng quốc gia thẩm định và đang phải hoàn thiện thêm, vừa bảo đảm huy động được trí tuệ xã hội tham gia viết SGK nhưng không có chuyện “trăm hoa đua nở”.

Bộ trưởng cũng cho hay, SGK có hay đến đâu mà giáo viên không tốt cũng khó thành công. Vì vậy nửa năm nay, ngành giáo dục đã rà soát để có chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, sau đó mới đến bước bồi dưỡng tập trung. 1 năm nữa mới dạy SGK tiểu học.

Mới tiêu hơn 50 tỷ

Về chi phí thực hiện, Bộ trưởng Nhạ cho biết: “Đến nay mới tiêu 48,8 tỷ, như vậy mới tiêu được hơn 2 triệu USD. Còn đối với chương trình bồi dưỡng giáo viên mới tiêu 2,3 tỷ. Như vậy mới tiêu hơn 50 tỷ, còn lại mới đang trong kế hoạch”.

“Chúng tôi cam kết với QH từng năm một sẽ công khai chi phí này để giải toả phát biểu là chi rất nhiều tiền. Thực tế chương trình tổng thể thì mới có tiền chi cho các thầy làm chương trình. Còn đối với chương trình đào tạo giáo viên mới chỉ có tiền để xây dựng lớp bồi dưỡng chứ không phải nhiều tiền”, Bộ trưởng phân trần.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho biết, do còn nhiều ý kiến về thời gian lùi chương trình nên để thận trọng, UB Thường vụ QH sẽ nghiên cứu chỉ đạo để hoàn thiện dự thảo nghị quyết và xin ý kiến ĐBQH trước khi biểu quyết.

Ba kỳ bộ trưởng chưa xong sách giáo khoa

Ba kỳ bộ trưởng chưa xong sách giáo khoa

 “Chuyện này Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển từng vừa lau mồ hôi vừa trình bày trước Quốc hội. Giờ đã qua 3 Bộ trưởng mà “cuộc chiến” này vẫn chưa dừng”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói.

Không bàn kỹ SGK, 5-10 năm sau quay lại từ đầu

Không bàn kỹ SGK, 5-10 năm sau quay lại từ đầu

“GD-ĐT là lĩnh vực rất cần nhìn xa trông rộng. Nếu không đủ cơ sở để bàn bạc kỹ sẽ rơi vào tình trạng duy ý chí, 5-10 năm sau chúng ta lại trở lại từ đầu”.

Làm SGK 'tuyệt nhiên không có lợi ích nhóm gì cả'

Làm SGK 'tuyệt nhiên không có lợi ích nhóm gì cả'

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định với QH “tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm” trong việc đề xuất các phương án soạn SGK.

Bộ Giáo dục không hề muốn 'ôm' viết SGK

Bộ Giáo dục không hề muốn 'ôm' viết SGK

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay không phải ai cũng sẵn sàng bỏ hẳn công việc để viết SGK vì phải tập trung như trại sáng tác Hội nhà văn, đãi ngộ lại thấp.

'34.000 tỷ làm SGK là lỗi kỹ thuật'

'34.000 tỷ làm SGK là lỗi kỹ thuật'

Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định Bộ không có khuyết điểm gì trong đề án đổi mới chương trình, SKG phổ thông từng gây xôn xao dư luận với kinh phí 34.000 tỷ đồng.

Thúy Hạnh - Hồng Nhì