- Bộ Quốc phòng cho biết, vẫn chưa thể khẳng định được mảnh vỡ mà nhóm tìm kiếm tìm được ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là của máy bay MiG-21U rơi năm 1971.

Chiều nay, tại cuộc họp báo hàng quý của Bộ Quốc phòng, liên quan đến thông tin tìm thấy mảnh vỡ được cho là của chiếc máy bay MiG-21 gặp nạn năm 1971 tại khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Đại tá Nguyễn Văn Đức (Phụ trách Cục trưởng Cục Tuyên huấn) cho biết, báo cáo mới nhất của Bộ Tư lệnh Phòng không không quân (PKKQ), đến nay đơn vị vẫn mới chỉ tiếp nhận được 1 mảnh vỡ máy bay từ thời gian trước, chứ chưa hề tiếp nhận được những mảnh nào khác.

{keywords}
Đại tá Nguyễn Văn Đức - Phụ trách Cục trưởng Cục Tuyên huấn thông tin tại họp báo

"Bước đầu xác định được mảnh vỡ này trùng khớp với 1 số mảnh của mẫu máy bay MiG-21 do Liên Xô sản xuất, nhưng vẫn chưa khẳng định được đó có phải là mảnh của loại máy bay MiG-21U gặp nạn năm 1971 hay không. Hiện, vẫn trong quá trình giao cho cơ quan chức năng nên vẫn chưa kết luận được", lời Đại tá Đức.

Ngày 30/4/1971, máy bay MiG-21U thuộc trung đoàn không quân 921 trong khi bay huấn luyện trên bầu trời Tam Đảo (Vĩnh Phúc) mất liên lạc và mất tích. Trên máy bay khi đó có phi công trẻ Công Phương Thảo và huấn luyện viên, Đại úy không quân Liên Xô Poyarkov Yuri Nikolaevich. 

Bộ Quốc phòng đã tìm kiếm liên tục trong nhiều đợt nhưng không có kết quả vì điều kiện chiến tranh và khu vực Tam Đảo khi ấy địa hình rừng núi rất hiểm trở.

Tháng 2/2018, một nhóm các nhà khoa học, những cựu du học sinh từng học tập tại Nga và người dân địa phương tìm thấy ở khu vực phía Bắc dãy núi Tam Đảo những mảnh vỡ, hiện vật nghi của máy bay MIG-21U nói trên. Các hiện vật này đã được gửi đi giám định để từ đó kết luận xem có chắc chắn là của máy bay MIG-21U hay không.

Cánh én bạc MiG 21 của không quân Việt Nam bắn hạ B52

Cánh én bạc MiG 21 của không quân Việt Nam bắn hạ B52

Máy bay MiG-21, tên lửa... được trưng bày nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'.

Cánh én bạc MiG-21 và những phi công huyền thoại

Cánh én bạc MiG-21 và những phi công huyền thoại

Người Nga chế tạo nên máy bay tiêm kích MiG-21 nổi tiếng, nhưng chính phi công Việt Nam mới làm cho nó trở thành huyền thoại.

VN sẽ quay lại huyền thoại MiG khi chọn máy bay huấn luyện?

VN sẽ quay lại huyền thoại MiG khi chọn máy bay huấn luyện?

MiG AT sở hữu tính năng linh hoạt có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu, tuổi thọ phục vụ lên tới 15.000 giờ bay, tương đương với thời gian phục vụ 30 năm.

Phi công VN đưa máy bay Liên Xô MiG-21 thành huyền thoại

Phi công VN đưa máy bay Liên Xô MiG-21 thành huyền thoại

Các phi công của Không quân và Hải quân Mỹ - những người  luôn tự hào là có máy bay hiện đại và có giờ bay cũng như kỹ thuật bay cao nhất, cũng phải thừa nhận tính ưu việt của MiG-21 và tài nghệ của các phi công VN.

MiG 21 - Cuộc xuất kích đầu tiên với tên lửa hồng ngoại

MiG 21 - Cuộc xuất kích đầu tiên với tên lửa hồng ngoại

Khi sở chỉ huy cho khẩu lệnh “Bình Minh”, quả tên lửa hồng ngoại “K-13” vọt ra khỏi cánh máy bay và bay về phía mục tiêu. Tôi báo cáo về sở chỉ huy: “Đã uống bia xong!”, mật khẩu có nghĩa là đã phóng tên lửa.

Người anh hùng biến Mig-21 thành 'quả tên lửa thứ 3'

Người anh hùng biến Mig-21 thành 'quả tên lửa thứ 3'

Trước khi ra trận, phi công Vũ Xuân Thiều xin lệnh cấp trên nếu bắn B-52 không rơi tại chỗ, anh xin lao thẳng vào nó.

Trần Thường