- Hầm chỉ huy tác chiến (T1) nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long có khả năng chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng.

XEM CLIP:

Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) tổ chức triển lãm giới thiệu về hầm chỉ huy tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lần đầu tiên sau 45 năm, công chúng được xem hình ảnh, hiện vật cũng như toàn bộ kết cấu của hầm T1.

Hầm T1 được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965, ngay từ những ngày đầu Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công.

Trong quá trình xây dựng hầm, Bộ Tổng tham mưu quyết định đánh sập tầng hai nhà làm việc của Cục Tác chiến, tạo ra đống đổ nát ngụy trang, tránh sự phát hiện của máy bay do thám. 

Hầm được chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64m2, đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000m3. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành 3 lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét. Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng. 

{keywords}
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ năm 1972, hầm chỉ huy tác chiến cùng lúc thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Chỉ huy bắn rơi nhiều máy bay Mỹ; đảm bảo giao thông chi viện cho miền Nam; tổ chức thế trận phòng không nhân dân
{keywords}
Chính tại hầm T1 đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn TP Hà Nội. Từ hầm, mệnh lệnh chiến đấu được truyền tới các đơn vị tên lửa, phòng không, quyết đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ tháng 12/1972. Lối dẫn xuống hầm sâu khoảng 3 mét
{keywords}
Phòng giao ban tác chiến rộng 20m2, là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các bộ, nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình lên cấp trên
{keywords}
Phòng giao ban tác chiến là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
{keywords}
Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; Theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Những hiện vật lịch sử được sử dụng trong chỉ huy tác chiến ở hầm T1
{keywords}
Chiếc điện thoại số 1, trực tuyến để trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi
{keywords}
Bút chì xanh - đỏ được Bộ Tổng tham mưu trang bị cho sĩ quan sử dụng ghi vẽ và chỉ huy tác chiến trong những năm 1972 đến 1975
{keywords}
Hình ảnh mô phỏng tiêu đồ viên trong kíp trực, đeo tai nghe và xác định tọa độ chính xác máy bay B52 của địch

{keywords}
Phòng trực ban tác chiến được đầu tư đồng bộ với 4 cabin (mỗi cabin chỉ huy 1 mặt trận, được trang bị 3 máy điện thoại do một người trực đảm trách)
{keywords}
Kíp trực cũng có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối phó kịp thời, chủ động giành thắng lợi trên chiến trường; Tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng
{keywords}
Đối với Thủ đô Hà Nội, kíp trực phải báo động phòng không nhân dân kịp thời, chính xác; thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hồ Chủ tịch và báo cáo nhanh kết quả chiến đấu của quân dân cũng như thiệt hại do địch gây ra ở miền Bắc, ở Hà Nội

{keywords}
Loa truyền thanh hữu tuyến được đặt trong hầm chỉ huy
{keywords}
Căn phòng cuối cùng trong hầm là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm
{keywords}
Thùng lọc độc do Liên Xô (cũ) sản xuất
{keywords}
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ tổng tư lệnh đã làm việc tại hầm T1 trên 7.000 ngày êm với hơn 1.000 cuộc họp quan trọng. Ảnh: Tổng Tham mưu phó và các thành viên Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
{keywords}
Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng. Năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
{keywords}
Lần đầu tiên người dân được tham quan, tìm hiểu về căn hầm lịch sử này

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Tiếng bom rơi chấm dứt đã gần bốn thập niên, Hà Nội của hôm nay đầy ắp tiếng cười, trở thành thành phố Vì hòa bình trong lòng cộng đồng quốc tế.

Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn

Bí mật căn hầm của nguyên Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn

Căn hầm trú ẩn kiên cố này nằm sát ngôi nhà của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn bên trong trụ sở cũ của Bộ Công an.

Hầm vũ khí cho các trận đánh của Biệt động Sài Gòn

Hầm vũ khí cho các trận đánh của Biệt động Sài Gòn

 Hai căn hầm bí mật giấu vũ khí ở nội đô TP HCM đã góp phần làm nên những trận đánh táo bạo, vang dội của Biệt động Sài Gòn cách đây hơn 40 năm.

Nơi B52 không thể oanh tạc

Nơi B52 không thể oanh tạc

Những chiếc máy bay, bệ phóng tên lửa không còn nguyên vẹn, được trưng bày, cất giữ... 40 năm đủ dài để lịch sử được nhìn bao dung hơn, dù đó là những vết cắt đã in hình.

Làm báo thời B52

Làm báo thời B52

Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành không thể quên bức ảnh chụp trận đánh ngay ở trận địa gần hồ Trúc Bạch. Vài ngày sau, trận địa ấy bị phá hủy hoàn toàn. Cả một nhóm kỹ sư trẻ tốt nghiệp ĐH Bách Khoa đã hy sinh.

Trần Thường