- Từ năm 2000, tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đưa nước sạch về nông thôn để đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Thế nhưng, làm thế nào để người dân ở một nơi bốn bề là sông, chịu bỏ tiền ra lắp đường ống nước, rồi hàng tháng lại trả tiền mua nước sạch. Đây là điều rất khó có thể thực hiện.

LTS: 10 năm trước, chưa bao giờ bà Nguyễn Thị Mai và hàng ngàn hộ dân khác ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình lại nghĩ rằng có một ngày họ phải bỏ tiền ra mua nước sạch về dùng. Chẳng khác gì bà Mai, đối với ông Mai Văn Hưng, thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, nước ao, nước sông hồ, nước giếng khoan và nước mưa là một phần đương nhiên trong cuộc sống. Vậy điều kỳ diệu gì đã khiến hơn 400 nghìn hộ dân của tỉnh Thái Bình quyết tâm đập bể nước mưa để chuyển sang mua nước sạch? Đó là cả một câu chuyện dài về những nỗ lực của các cấp, các ngành tỉnh Thái Bình khi quyết tâm đưa nước sạch về tới từng thôn, ngõ và từng hộ gia đình.

Chưa bao giờ nghĩ phải bỏ tiền mua nước

Cái tin ông Nguyễn Văn Nam ở xã Thuỵ Trường chết vì ung thư khiến cả làng xôn xao. Người ta đồn nhau rằng, ông Nam chết vì nguồn nước nhà ông không sạch. Thế nhưng ở cái xã Thuỵ Trường ven biển này, biết bao đời nay, người dân đều sử dụng nước giếng, nước ao, giờ sang chảnh lắm mới có nước giếng khoan và nước mưa, nên câu chuyện nước bẩn gây ung thư chỉ bùng lên mấy hôm, lại rơi vào quên lãng.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Mai

Đầu những năm 2000, câu chuyện đóng tiền mua nước sạch đã được chính quyền địa phương nhắc tới, nhưng lại trở thành đề tài để người dân đàm tiếu. “Chả dại mà bỏ tiền mua nước của cái ông doanh nghiệp gì đó. Nước ở nhà dùng 3 đời nay vẫn khỏe”, bà Nguyễn Thị Mai, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy nhấm nhẳng.

{keywords}

Nguồn nước giếng khoan của một hộ gia đình ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy

{keywords}
Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Thái Bình lấy mẫu nước kiểm nghiệm tại xã Thụy Trường

Thậm chí, biết là nguồn nước dùng lâu nay không đảm bảo bởi tỷ lệ mặn và kim loại cao, nhưng 170 hộ dân của thôn Đồng Xuân vẫn sử dụng nước của trạm xử lý nước ngầm mini của HTX muối Đồng Xuân xây dựng từ năm 2003.

Ông Vũ Văn Tiến – thôn Đồng Xuân, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy thẳng thắn: “Lắp nước máy lại mất 2,5 triệu tiền đồng hồ. Rồi mất công mất sức đập bể nước mưa, phải bỏ cả máy bơm, hệ thống lọc nước giếng khoan… hàng triệu đồng. Nói chung rất lãng phí”.

{keywords}
Trạm xử lý nước ngầm mini của HTX muối Đồng Xuân
{keywords}
Đường ống cấp nước bị hoen gỉ

Câu chuyện của xã Thụy Trường là điển hình cho thực trạng phổ biến người dân khu vực nông thôn tại Thái Bình sử dụng nước giếng khoan, nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt hàng ngày của những năm trước 2015. Tư tưởng cố hữu này đã ăn sâu, bám chặt nhiều đời nay, để đập bỏ không phải là đơn giản.

Ông Lê Xuân Quảng – Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình cảnh báo: hiện trạng nước giếng ngày càng nhiễm phèn, bẩn hơn rất nhiều, do ảnh hưởng của nguồn đất bị ô nhiễm. Nhiều người chưa biết hết tác động của nguồn nước bị nhiễm phèn tác động như thế nào tới sức khỏe của mình. Sử dụng lâu dài dễ gây các bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư.

{keywords}
Ông Lê Xuân Quảng – Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường

Ông Trần Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình cũng cho biết: theo Luật tài nguyên nước, mọi hoạt động khai thác đều phải được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên thực tế hiện nay người dân hiện nay vẫn đang sử dụng nước giếng khoan một cách tùy tiện.

Chính sách đi trước một bước

Trước thực trạng người dân nông thôn thiếu nước sạch để sinh hoạt và khai thác nguồn nước ngầm tùy tiện, từ năm 2012, tỉnh Thái Bình đã quyết liệt đưa ra nhiều giải pháp.

“Khó, nhưng không phải là không làm được!” là nhận định của lãnh đạo tỉnh Thái Bình khi đó.

Nhiều nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo liên quan đến nước sạch được ban hành. Liên tục trong các năm 2012, 2014, UBND tỉnh Thái Bình ban hành các quyết định 12/2012/QĐ-UBND và quyết định 19/2014/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2012-2015. Đây được coi là căn cứ quan trọng để Thái Bình triển khai thực hiện việc cấp nước sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn.

{keywords}
Nhà máy nước Đông Huy, huyện Đông Hưng đầu tư trên 100 tỷ đồng, công suất thiết kế 6.500 m3/ngày đêm cung cấp cho nhân dân 6 xã huyện Đông Hưng

Từ quyết tâm của chính quyền, nhiều nguồn vốn cũng được ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến cung ứng nước sạch như: vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay Ngân hàng Thế giới, vốn xã hội hóa…. Cái khó “đầu tiên – tiền đâu” đã có lời giải nên các ngành và các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện để mạng lưới nước sạch sớm phủ kín các thôn làng.

{keywords}
Ông Đinh Ngọc Thạch, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình

Ông Ðinh Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình nhớ lại: “Thực hiện chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, quản lý công trình nước sạch nông thôn tới các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Ngoài trực tiếp đối thoại các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch, Ngân hàng tổ chức đi thực tế khảo sát, kiểm tra tại các dự án nước sạch để nắm bắt thông tin, từ đó có giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, giúp các doanh nghiệp vay vốn tín dụng thuận lợi.

{keywords}
Đường ống nước về tận xã

Các chính sách phù hợp, sát với thực tế của tỉnh đã bắt đầu có sức hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh nước sạch nông thôn. Sau nhiều năm dẫn đầu về phong trào xây dựng đường nông thôn, cuối năm 2016, Thái Bình lại lập một “kỷ lục nhất” nữa: là địa phương dẫn đầu cả nước với 100% các xã trên địa bàn đã hoàn thành lắp đặt đường ống cấp 1 đến trung tâm xã. Đây là bước đột phá của tỉnh trong thực hiện đưa nước sạch đến nông thôn.

… Nhưng còn đó những khó khăn

Những dòng nước mát hợp vệ sinh đưa về làng quê đã mang lại luồng sinh khí mới cho người dân nông thôn. Nhiều người đã bắt đầu tin rằng, có nước sạch, đói nghèo và bệnh tật sẽ không còn là nỗi ám ảnh ở nhiều làng quê.

{keywords}
Ông Vũ Tiến Thiện – Chủ tịch UBND xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy

Ông Vũ Tiến Thiện – Chủ tịch UBND xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy phấn khởi: “Ở địa phương trước năm 2015, mỗi năm phải đến hàng chục người chết vì ung thư. Tỉnh, huyện, xã bền bỉ tuyên truyền, mưa dầm thấm lâu, giờ bà con cũng hiểu dần. Nhiều người thấy rằng cần phải khẩn trương đập bỏ bể nước mưa, thay nước giếng khoan bằng nước máy.”

Nhiều thanh niên sau một thời gian đi làm ở các thành phố lớn trở về đã không yên tâm để bố mẹ tiếp tục dùng nước giếng khoan. Nhiều bà, nhiều chị đã truyền tai nhau nghi ngại nước bẩn có thể gây ra nhiều bệnh tật, nên tâm lý chờ đợi được dùng nước sạch trở nên nóng sốt.

{keywords}
Người dân vẫn sử dụng nước ao

Thế nhưng, để nước sạch tới tận hộ dân với tỷ lệ 100% vẫn còn đó những khó khăn. Liệu rằng doanh nghiệp đầu tư tiền tỷ vào công trình cấp nước sạch có hiệu quả? Người dân có thực sự được sử dụng nước sạch hay vẫn là nước giếng khoan, nước mưa không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ thay bằng hình thức vận chuyển qua đường ống?

Trước năm 1998, tỉnh Thái Bình chỉ có khoảng 16.000 nhân khẩu sử dụng nước sạch thì đến ngày 31/12/2017, Thái Bình đã có 429.687 hộ dân sử dụng nước sạch (đạt 77,8%). Như vậy sau gần 10 năm, con số nhân khẩu sử dụng nước sạch đã tăng lên gấp hàng trăm ngàn lần. Mục tiêu phấn đấu đến 30/4/2018, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh đạt 100% đang rất gần.
Mòn mỏi đợi từng giọt nước sạch giữa Hà thành

Mòn mỏi đợi từng giọt nước sạch giữa Hà thành

Hơn 400 gia đình tại tổ 14, phường Long Biên, Hà Nội khổ sở vì nhiều ngày nay không có nước sinh hoạt.

TPHCM: Dân thừa nước ngập, thiếu nước sạch

TPHCM: Dân thừa nước ngập, thiếu nước sạch

Sở GTVT TPHCM  cho biết, tiến độ cung cấp thêm nước sạch cho dân trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Củ Chi là rất chậm

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Hà Nội: Nửa đêm khốn khổ xếp hàng chờ hứng nước sạch

Đã 3 ngày nay gần 200 hộ dân sinh sống tại tòa nhà Rice City – Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) rơi vào cảnh khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. 

(còn tiếp)

Đỗ Nhung