- Thủ tướng đã trực tiếp ngồi trực thăng khảo sát vùng đồng bằng và quan sát các công trình đê biển của quốc gia có kỳ tích trị thuỷ độc nhất thế giới - Hà Lan.

Hai tháng trước hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra tại Cần Thơ (26-27/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thị sát đặc biệt tại Hà Lan - quốc gia nổi tiếng thế giới về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Điểm trũng nhất của Hà Lan là -6,76m so với mực nước biển. “Cuộc chiến” trị thuỷ của quốc gia này đã kéo dài trong suốt nhiều thế kỷ, đến nay đã xây dựng được hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới.

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị, ông Hermen Borst, Phó cao uỷ đồng bằng Hà Lan cho biết, ĐBSCL có những thách thức khá giống với đồng bằng Hà Lan như thừa nước trong lũ lụt, thiếu nước trong mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn... Đây là những thách thức đang tăng lên theo thời gian cả tần suất và tác động.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Phó Cao uỷ đồng bằng Hà Lan Hermen Borst hồi tháng 7. Ảnh: VGP

Do đó, trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 7 vừa qua, ông đã giới thiệu toàn bộ kế hoạch dài hạn của Hà Lan trong ứng phó biến đổi khí hậu, hy vọng có thể giúp Việt Nam để có được dòng Mekong tươi đẹp.

Lựa chọn theo 3 giá trị cốt lõi

Ông Hermen cho biết, cách đây 7 năm, Hà Lan bắt đầu triển khai dự án đầy tham vọng và sáng tạo với 2 mục tiêu: Phòng chống lũ lụt (giai đoạn 2050-2100) và cung cấp đủ nước ngọt, kể cả trong thời kỳ khô hạn.

Trong đó xác định kế hoạch này không phải để ứng phó với thiên tai mà để chuẩn bị trước và phòng tránh thiên tai, đây là biện pháp tiết kiệm và hiệu quả hơn. Sau 7 năm, kết quả cho thấy chương trình này đã thực sự có hiệu quả.

Theo ông Hermen, với tác động của thiên tai, một số vấn đề có thể can thiệp giảm nhẹ, nhưng một số bắt buộc phải thích ứng. Như ở ĐBSCL, có thể khai thác tình trạng xâm nhập mặn ở ven biển, khôi phục trữ nước...

“Để chuẩn bị cho ĐBSCL cho tương lai, những hành động như thông thường không thể mang lại hiệu quả. Cần có thay đổi để thích ứng và phải có sự phối hợp vì không một mình bộ ngành nào có thể thực hiện được”, ông Hermen nói.

Vậy làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của các khoản đầu tư dài hạn để tạo ra ĐBSCL bền vững và thịnh vượng?

Ông Hermen nêu bài học của Hà Lan, trong đó sử dụng 3 giá trị cốt lõi: Thống nhất, linh hoạt và bền vững để đánh giá các chiến lược cho các vùng cụ thể.

Theo đó sẽ ưu tiên sử dụng giải pháp mềm khi có thể, giải pháp cứng khi tình thế bắt buộc, tránh các giải pháp cố định, giữ các lựa chọn mở. Giải pháp nào có tính bền vững hơn các giải pháp khác về kinh tế học, xã hội học sẽ ưu tiên chọn lựa.

Cần có cơ quan chuyên biệt

Để thực hiện các chương trình chống biến đổi khí hậu, Hà Lan có cơ chế đặc biệt về quản trị và tài chính.

Hà Lan từng bước xây dựng các quyết định chiến lược thông qua sự tham gia của tất cả các bên liên quan, gọi đó là những quyết định Đồng bằng.

Quan điểm của Hà Lan: Để có các quyết định then chốt mang tính chiến lược thì phải chiến lược ngay từ khi xây dựng.

“Đây là một cơ quan đặc biệt, một chức vụ đặc biệt là Cao uỷ đồng bằng, đảm bảo sự gắn kết tất cả các chương trình, đảm bảo tiến độ và trình các kế hoạch hàng năm và dài hạn để đưa ra các quyết sách chính trị”, ông Hermen nói.

Cao uỷ Đồng bằng sẽ tổng hợp giải pháp các vùng để tạo thành chiến lược tổng thể tối ưu nhất.

Ông Hermen cho rằng, cơ quan chuyên biệt sẽ giúp chính phủ lựa chọn các phương án chủ chốt khi có nhiều tranh cãi; xây dựng cơ sở để thiết kế các chiến lược tiếp theo và xây dựng các dự án chuyển đổi; chuẩn bị các hồ sơ kêu gọi đầu tư.

Từ quyết định chiến lược, Hà Lan chia thành các tiểu chương trình, quy hoạch theo cấp vùng, tỉnh. Từng nhóm chuyên gia sẽ báo cáo lên ban chỉ đạo địa phương, từ đó báo cáo lên Cao uỷ Đồng bằng.

Để thực hiện được các dự án quy mô lớn, Hà Lan có cơ chế phân bổ tài chính riêng, hiện chi khoảng 1 tỷ euro/năm, đảm bảo tính liên tục.

Ngoài ngân sách TƯ, chương trình cũng nhận được sự chia sẻ tài chính của chính quyền cấp vùng.

Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn, đều đòi hỏi các bên liên quan nhìn rộng hơn tầm nhìn nhỏ hẹp của mình.

“Chúng ta muốn được các thế hệ tương lai nhớ đến như là những người gây ra các vấn đề khó khăn hay là những người đã giải quyết các vấn đề đó”, ông Hermen nhấn mạnh.

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được.

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Doanh nhân hóa nông dân đồng bằng sông Cửu Long

Nông dân làm giàu được từ kinh doanh nông nghiệp, môi trường nông thôn mới đáng sống là những kỳ vọng cho một giai đoạn mới.

Gần 40% ĐBSCL có nguy cơ biến mất vĩnh viễn

Gần 40% ĐBSCL có nguy cơ biến mất vĩnh viễn

Nếu nước biển dâng 100cm, gần 40% diện tích đất của ĐBSCL sẽ biến mất vĩnh viễn và gần 18% diện tích TP.HCM sẽ bị ngập.

Chìa khóa bền vững hóa giải những thách thức của ĐBSCL

Chìa khóa bền vững hóa giải những thách thức của ĐBSCL

Phải coi lũ như một chìa khóa bền vững để hóa giải những thách thức của ĐBSCL - nguyên Cục trưởng Cục Đê điều Nguyễn Ty Niên nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 3 nhóm tác nhân gây tổn thương ĐBSCL

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 3 nhóm tác nhân gây tổn thương ĐBSCL

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ ra 3 nhóm tác nhân chính gây tổn thương ĐBSCL.

Thúy Hạnh