- GS-TS Nguyễn Ân Niên là chuyên gia đầu ngành thủy lợi, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nguyên Viện trưởng Viện khoa học thủy lợi miền Nam thừa nhận: “Chống ngập lụt ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối…”

Thưa giáo sư (GS), chúng ta có thể bắt đầu từ câu hỏi mà bất cứ người dân nào ở TP.HCM cũng mơ ước và mong muốn có câu trả lời: “ Bao giờ hết ngập lụt?”. Tôi biết câu trả lời không dễ nhưng vẫn muốn nghe ý kiến từ GS?

Đúng là câu trả lời không dễ! Nói chính xác là không thể trả lời câu này trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề ngập lụt ở TP chỉ có thể giải quyết từng phần chứ chưa thể giải quyết tổng thể. Đó là thực tế hiện nay.

Thưa GS, ông có thể khái quát về tình trạng ngập lụt và hiện việc giải quyết từng phần đang ở giai đoạn nào?

{keywords}

GS-TS Nguyễn Ân Niên

Vấn nạn ngập lụt ở TP là tích hợp 2 yếu tố triều cường và nước mưa. Trước hết phải xử lý ngập triều. TP đã tạo điều kiện cho công ty Trung Nam thi công hệ thống cống ngăn triều cường theo phương thức đổi công trình lấy đất trị giá khoảng 10.000 tỷ đồng. Khoảng cuối năm nay hệ thống cống ngăn triều sẽ hoàn thành.

Với những cống đã thi công xong, đã có tác dụng khá tích cực. Trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè; khu Văn Thánh, đường Bùi Hữu Nghĩa, Cầu Bông…đã hết bị triều cường ngập. Vài nơi bị ngập chỉ còn do mưa. Đây là tín hiệu tích cực, đáng mừng

Tuy nhiên, việc xử lý ngập do mưa đang có nhiều hướng đi khác nhau. Một trong những hướng đi đó là bơm thông minh do công ty cơ khí Quang Trung tiến hành trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, hay đào ao đắp nhựa trữ nước ở Thủ Đức…Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tình thế, đối phó…

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả do máy bơm thông minh của công ty cơ khí Quang Trung? Có thể hy vọng sẽ được nhân rộng và là cứu cánh cho việc giải quyết ngập lụt của TP?

{keywords}

Nếu triển khai thêm thì cũng chỉ được 6 – 7 nơi chứ không thể hơn. Mỗi nơi như trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chỉ có khả năng tiêu thoát nước cho 30 – 40 ha thì cũng chẳng đáng là bao so với yêu cầu trong quy hoạch năm 2008 là 1.095 km2!

Nói chung, TP đang rất tích cực làm nhiều biện pháp tiêu thoát nước kiểu như vậy song nói thật, chưa phát huy hiệu quả. Từng biện pháp đang phải giành giật từng khu vực cục bộ chứ chưa có giải pháp tổng thể.

Từ năm 2006 cho đến 2015 – 2016, gần chục năm khắp các tuyến đường TP xuất hiện các “lô cốt” thi công hệ thống chống ngập. Ban đầu các nhà lãnh đạo TP khẳng định rằng thi công xong hệ thống này thì sẽ giải quyết căn cơ nạn ngập lụt. Báo chí cũng tham gia động viên nhân dân chịu đựng khó khăn vất vả, chịu kẹt xe, không buôn bán được v.v...vì tương lai phát triển của TP. Nhưng kết quả cho đến nay không những không giải quyết được mà nạn ngập còn nặng nề hơn. Tại sao, thưa GS?

Tại vì hệ thống này không hiệu quả!

Không những không giải quyết được mà còn làm một số nơi ngập nặng hơn. Tuyến đường Trần Hưng Đạo trước kia không bị ngập, sau này bị. Hay chợ Hòa Bình ở quận 5 cũng vậy, trước không bị ngập, nay có mưa lớn là ngập tới đầu gối…Rất nhiều ví dụ như vậy.

Hàng tỷ đô la cho các công trình kéo dài hàng chục năm, nói thẳng ra là thất bại? Vậy từ thất bại này có rút ra được bài học gì cho chương trình và các giải pháp chống ngập sau này không, thưa ông?

Bài học rất đắt nhưng cũng rất quý báu. Khi làm cống tiêu 2,2 m trên đường Trần Hưng Đạo dẫn nước đến rạch Bến Nghé dài gần 5km khiến cho lượng nước di chuyển chậm, không tiêu thoát nhanh, do vậy mưa xuống là ngập. Hoặc ở chợ Hòa Bình trước không ngập vì có rạch mấy trăm mét dẫn nước ra kênh Tàu Hủ gần đó. Khi làm cống dẫn nước ra đường Trần Hưng Đạo chạy mất mấy km khiến ngập lụt xảy ra.

Bài học sau thất bại nặng nề này là, đầu tiên phải dẫn nước đến điểm gần nhất! Thực tế cho thấy cống dẫn nước xa là không hiệu quả!

{keywords}
Ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh

Hỏi thật GS, ông có hy vọng hay kỳ vọng sẽ giải quyết được nạn ngập lụt cho TP hay không? Xác định vấn nạn ngập lụt này và nạn kẹt xe là nhiệm vụ trọng tâm của TP đã 4 nhiệm kỳ nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu gì khả quan?

Như tôi đã nói, chống ngập từ triều cường đã cho tín hiệu khả quan. Chỉ còn chống ngập lụt do mưa thì hãy còn gay gắt lắm. Nhiều nước cũng đang bị như ta, kể cả các đô thị ở các nước phương Tây phát triển. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Có điều họ khác ta là thỉnh thoảng mưa lớn mới bị ngập chứ không ngập triền miên như ta. Ở họ mưa phải trên 200 mm mới bị ngập, ta chỉ cần mưa 40 – 50 mm là ngập ngay!

Cái khó của ta là đất thấp, không có chỗ cho nước tràn hay ngấm xuống đất.

Trong khi đó cách đây 3 năm, chủ tịch UBND TP lúc ấy là ông Lê Hoàng Quân đã phát biểu rằng “phải sống chung với ngập lụt”? Đây có phải là triển vọng thực tế không, thưa GS?

Chủ động “chung sống” với ngập lụt thì có thể được với điều kiện nhà dân không bị ngập, đường phố chỉ ngập chừng 20 phân . “Chung sống” theo tôi hiểu là như vậy.

Nếu chúng ta chống được ngập triều, hạ nước mưa thấp xuống 1 mét, trong kênh rạch có chỗ chứa được nước mưa, cuối các cửa cống ngăn triều làm trạm bơm đẩy nước ra, chúng ta có thể tiêu được nước mưa xuống thấp bớt.

{keywords}
Nước ngập tràn vào nhà dân. Ảnh: Zing  

Chúng ta đang phải đối diện với tình trạng biến đổi khí hậu, 2 năm nay mùa mưa kéo dài; TP lại đang bị sụt lún; trong khi chưa có giải pháp tổng thể để xử lý ngập mưa, các biện pháp cục bộ không đủ sức chống đỡ, có thể dẫn đến viễn cảnh TP.HCM sẽ như như một số TP ngập trong nước như ở Hà Lan hay TP Venice ở Ý không?

Quả thật, điều này chưa nói trước được!

Thưa GS – TS, chúng ta có thể học hỏi gì từ các đô thị bạn bè trên thế giới gặp phải nạn ngập như TP.HCM mà họ xử lý được không?

Chúng ta phát triển sau, đi sau nhưng bị nặng hơn các đô thị bạn bè trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa là chúng ta phát triển đô thị trước quy hoạch tiêu thoát nước. Lẽ ra phải ngược lại. Giờ xoay chuyển rất khó.

Nói thật, tới tận lúc này chưa có cách nào hay hơn. Chúng ta đang phải loay hoay chống đỡ rất vất vả.

Cách xử lý trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm không còn bị ngập triều, chỉ còn ngập mưa là mẫu mực về tiêu thoát nước. Nếu thành công, chúng ta sẽ có kinh nghiệm cho các nơi khác.

“Mẫu mực” chỉ mới một phần của vấn đề, tức ngập triều. Còn ngập mưa? GS có nghe câu nói đùa nhưng đượm cay đắng rằng “TP đang tiến từ nhiều điểm ngập đến chỗ chỉ còn một điểm, là ngập toàn phần”?

Tình hình đang rất nhức nhối như vậy đấy. Tôi hiểu các nhà lãnh đạo TP đang phải đau đầu rất nhiều về nạn ngập lụt này.

Vừa rồi TP có tổ chức hội thảo với chủ đề “Nghiên cứu thoát nước triệt để cho TP.HCM”. Nhưng tình hình hiện nay chưa có giải pháp gì đột biến thì làm sao có cách triệt để được?

{keywords}
TPHCM đầu tư công trình hàng nghìn tỷ để chống ngập

GS có ghi nhận được trường hợp đô thị nào “đột biến” thành công để gợi mở cho chúng ta tìm ra cách giải quyết cho TP.HCM không?

Thủ đô Tokyo của Nhật đã giải quyết thành công. Họ xây hầm chứa sâu dưới lòng đất để nước mưa chảy xuống. Hầm chứa dài 800 mét, cao 35 mét có sức chứa trên 300 tỷ m3 nước. Họ xử lý nguồn nước này rồi bơm lên sử dụng.

Về kỹ thuật, đào hầm khổng lồ dưới thủ đô Tokyo đã là rất khó. Nhiều quốc gia giàu có hơn ta vẫn chưa làm được như Nhật. Với ta, kinh phí cho đào hầm như vậy rất khổng lồ mà nền kinh tế của ta không thể chịu nổi.

Đó là chưa kể ở Tokyo lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 500 mm, còn ở TP.HCM lượng mưa hàng năm 1.500 – 1.600 mm! Có nghĩa là nếu làm hồ chứa sâu dưới lòng đất như họ thì ta phải làm hồ lớn hơn họ!

Ở trong nước, cho tới giờ phút này, có tín hiệu khả dĩ nào có thể giúp cho TP.HCM tìm ra con đường giải thoát khỏi nạn ngập lụt chưa, thưa GS?

Hiện công ty mục tiêu môi trường và cộng đồng (EPT) đã đề xuất biện pháp làm cống kè cản triều vào, mở triều ra, giúp tiêu thoát nước cho sông Sài Gòn và giảm độ mặn. Theo đó, sẽ hạ đỉnh triều bằng các cấu kiện xương cá trên các song. Chính phủ ta đã chấp thuận cho công ty này thử nghiệm tại Đồng Nai. Tôi thấy có cơ sở để hy vọng tìm ra giải pháp.

Không còn cách nào khác, chúng ta phải làm và rút kinh nghiệm rồi xử lý! Nếu chưa giải quyết được hoàn toàn thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục!

Xin cảm ơn và chúc sức khỏe GS!

Chủ tịch TP.HCM: Ngập lụt có phần do ý thức người dân

Chủ tịch TP.HCM: Ngập lụt có phần do ý thức người dân

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, ngập lụt tại TP.HCM do bề mặt bị lún, quản lý yếu kém và do ý thức của một bộ phận người dân.

Khởi động dự án 'hết ngập mới lấy tiền' ở Sài Gòn

Khởi động dự án 'hết ngập mới lấy tiền' ở Sài Gòn

Hệ thống bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) có công suất đạt 96.000m3/h cao hơn khoảng 30 lần so với máy bơm bình thường.

Mưa cả buổi chiều, Sài Gòn lại ngập và kẹt xe kéo dài

Mưa cả buổi chiều, Sài Gòn lại ngập và kẹt xe kéo dài

Cơn mưa kéo dài hơn 2h chiều nay (24/5) khiến hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn ngập nặng, giao thông rối loạn.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Dự án chống ngập 10.000 tỷ ở Sài Gòn khó xong vào năm 2018

Khó khăn về giải phóng mặt bằng từ 402 hộ dân và 16 doanh nghiệp, 1 tổ chức khiến dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng khó xong vào năm sau 2018.

TPHCM đưa thông tin cảnh báo 40 điểm ngập nước lên mạng

TPHCM đưa thông tin cảnh báo 40 điểm ngập nước lên mạng

Trong tháng 5/2017, TP HCM sẽ đưa thông tin cảnh báo đoạn đường ngập dài bao nhiêu, sâu bao nhiêu trên 40 điểm ngập lên mạng để người dân biết.

TPHCM muốn gắn hàng chục 'mắt thần' giám sát ngập nước

TPHCM muốn gắn hàng chục 'mắt thần' giám sát ngập nước

Camera được Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM đề xuất được xem như những 'mắt thần' ghi nhận thông tin thời điểm mưa gây ngập, mức độ ngập… để đưa ra phương án ứng phó hiệu quả.

Duy Chiến thực hiện