- Hạ tầng thay đổi, thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần so với các năm trước, lãnh đạo xã Tiến Xuân thật thà: 10 năm trước, nói "dự án tiền tỷ" thấy ngại.

10 năm sau khi trở thành “người Hà Nội”, Phó chủ tịch xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) Quách Đình Thắng - người dân tộc Mường, chia sẻ: Thời điểm còn thuộc Hòa Bình, dự án duy nhất địa phương được đầu tư tiền tỷ, là nâng cấp tỉnh lộ 446 dài khoảng 1km và một cây cầu nối với khu gia binh Lục quân.

XEM CLIP:

Sau khi sáp nhập về Thủ đô, Tiến Xuân được đầu tư nhiều công trình, dự án tiền tỷ. 

Dự án tiền tỷ đầu tiên được 'rót' về cho Tiến Xuân sau 2 tháng sáp nhập là dự án nâng cấp xây dựng công trình trường THCS xã Tiến Xuân (20 tỷ đồng). Ngôi trường lừng lững, bề thế lần đầu tiên hiện hữu ở xã miền núi này. Nếu như còn thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) thì có lẽ, phải rất lâu nữa người dân nơi đây mới dám mơ tới một công trình như thế.

Sau trường học, các hệ thống hạ tầng khác cũng được đầu tư: tỉnh lộ 446, tuyến đường liên xã được nâng cấp mở rộng dài vài chục km, nối thẳng với đường Láng -  Hòa Lạc, Xuân Mai. Lần lượt các trường mầm non, tiểu học Tiến Xuân A, B được TP rót kinh phí đầu tư nâng cấp, đến nay những trường này đã đạt chuẩn quốc gia.

{keywords}
Những con đường trong xã được rải nhựa

"Trước tháng 8/2008, toàn xã đường đất là chủ yếu. Dọc những tuyến đường xương cá, người dân tự kéo điện vào nhà, rất vất vả. Ngay sau khi về Hà Nội, cột điện được trồng thành một hàng dài, kéo điện lưới tới từng nhà dân. Bà con rất hân hoan, hạnh phúc”, ông Thắng vui vẻ.

Với nhiệm vụ của một xã miền núi lấy nông nghiệp là mũi nhọn kinh tế, cũng như Yên Trung, Yên Bình - 2 xã tách khỏi huyện Lương Sơn (Hòa Bình), Tiến Xuân cũng có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Hệ thống thủy lợi, kênh mương được đầu tư đồng bộ toàn tuyến lên tới 24km, trong đó trên 50% là hệ thống kênh mương cống hoá.

“Giờ ở Tiến Xuân chỉ có người trung niên, người già là làm nông nghiệp. Giới trẻ đi làm công ty hết. Đời sống bà con thay đổi từng ngày.

Năm 2017, thu nhập bình quân trên đầu người của Tiến Xuân là 38 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,38% - điều mà có lẽ nằm mơ chúng tôi cũng không nghĩ đến”, ông Thắng cho hay.

Sau 10 năm, Tiến Xuân đã được TP đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng cơ bản, đầu tư cho tất cả các lĩnh vực để thu hẹp khoảng cách xã miền núi về với Thủ đô.

“Do địa bàn xã rất rộng nên các hạng mục đầu tư khá dàn trải, không nhận rõ sự khác biệt. Vừa mới đây, huyện cho chúng tôi công trình đài phát thanh hơn 2 tỷ đồng. Từ giờ, có thể phát thanh trực tiếp các kỳ họp HĐND để bà con cùng theo dõi”, ông Thắng nói.

{keywords}
Nhà văn hoá khang trang

Xã miền núi hơn cả xã miền xuôi

Với hơn 60% dân số là người Mường, Tiến Xuân được coi là xã miền núi của huyện Thạch Thất.

“Thời điểm còn ở Hòa Bình, Tiến Xuân là xã đồng bằng của huyện Lương Sơn. Khi về Thạch Thất thì lại là xã miền núi của Hà Nội nên được TP quan tâm, đặc biệt về đầu tư cơ sở vật chất, cuộc sống người dân được nâng lên rõ rệt. So sánh với các xã 'hàng xóm' thuộc huyện Lương Sơn, Tiến Xuân vượt trội các mặt. Về hạ tầng, so sánh với các xã đồng bằng của Thạch Thất, chúng tôi cũng còn phát triển hơn một số xã. Đó quả là một kỳ tích”, ông Thắng nói.

{keywords}
Trường THCS Tiến Xuân được đầu tư hạ tầng tốt

Trước đây ở Hoà Bình về mặt bằng quy định chung với cán bộ cũng đặt ra chưa cao như Hà Nội. Ở Hà Nội, tiêu chuẩn cán bộ cao hơn. Sau khi sáp nhập, cán bộ nào chưa có bằng đại học thì tự đi học, nâng cao trình độ. 

"Về Hà Nội, áp lực công việc cao hơn rất nhiều, quản lý đất đai, tài nguyên chặt chẽ hơn. Thời còn ở Hoà Bình, vẫn cho chuyển đổi mục đích, có thể phá vỡ cảnh quan, nhưng về Hà Nội thì không bao giờ có chuyện đó”, vị Phó chủ tịch xã so sánh.

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Hợp nhất Hà Nội: Cả tuần mất ngủ vì phải cắt giảm 500 thượng, đại tá

Khi mở rộng địa giới, Bộ Tư lệnh Thủ đô có khoảng 1.000 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… dôi dư, trong đó có khoảng 500 thượng, đại tá.

Hợp nhất HN: Nguyên Phó bí thư Thành ủy ‘bắt bệnh’ tùy tiện chỉnh quy hoạch

Hợp nhất HN: Nguyên Phó bí thư Thành ủy ‘bắt bệnh’ tùy tiện chỉnh quy hoạch

Nguyên Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ ra việc nhiều dự án điều chỉnh quy hoạch khá tùy tiện, dẫn đến nhiều hậu quả.

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

Sau hợp nhất, số lượng cán bộ công chức của Hà Nội lên đến hơn 100 ngàn người. Chất lượng trình độ cán bộ không đồng đều.

 

Hà Nội 10 năm mở rộng, chưa kéo giãn được mật độ khỏi nội đô

Hà Nội 10 năm mở rộng, chưa kéo giãn được mật độ khỏi nội đô

Sáng nay, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm về việc mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội.

Hà Nội: Chậm xã hội hóa do mở rộng địa giới?

Hà Nội: Chậm xã hội hóa do mở rộng địa giới?

GĐ Sở Kế hoạch - Đầu tư nêu một loạt lý do khiến các dự án XHH trường học, bệnh viện bị chậm, trong đó có việc mở rộng Hà Nội làm nhiều dự án phải dừng để chờ quy hoạch chung.

Kiên Trung - Hương Quỳnh