- Kinh nghiệm từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... cho thấy mức sinh giảm quá sâu sẽ không hồi phục được. Do đó chuyên gia đề nghị Việt Nam nên nới lỏng chính sách 2 con.

Theo Bộ Y tế, hiện dân số Việt Nam khoảng 93,4 triệu người. Trong hơn 4 thập kỷ qua, nước ta đã giảm tổng tỷ suất sinh từ mức mỗi cặp vợ chồng có tới 5 con vào những năm 1970 xuống còn 2.09 con tại thời điểm 2016.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều khu vực có mức sinh thấp, đặc biệt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện TP.HCM có tỉ suất sinh thấp nhất cả nước, chỉ đạt 1,45 con/phụ nữ, gần tương đương với Singapore (1,5), Hàn Quốc (1,3).

{keywords}
GS Nguyễn Đình Cử cho rằng VN nên nới lỏng chính sách sinh 2 con

Theo tính toán, nếu tiếp tục tốc độ giảm sinh như hiện nay thì dự báo đến năm 2049 quy mô dân Việt Nam là 99 triệu.

Nếu tỉ suất sinh đạt 2,3-2,5 con/phụ nữ thì đến năm 2049, dân số Việt Nam sẽ đạt mức 140 triệu người. Khi đó dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 16/51 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Trao đổi với báo chí bên lề lễ kỷ niệm ngày dân số thế giới hôm nay, GS Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số, Gia đình và trẻ em cho rằng, với tỉ suất sinh tiếp tục giảm như hiện nay, Việt Nam có nguy cơ đi vào vết xe đổ của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

GS Cử cho biết, các quốc gia này từng áp dụng chính sách giảm sinh để thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuy nhiên như tại Hàn Quốc, do duy trì quá lâu, tỉ lệ sinh đã giảm xuống còn 1,1 con và sau nhiều năm dỡ bỏ vẫn không thể phục hồi, khiến dân số già hóa, thiếu hụt nguồn lao động.

"Đây cũng là bài học cho Việt Nam, không nên điều chỉnh chính sách quá muộn. Đã đến lúc nước ta nên nới lỏng, thậm chí là xóa bỏ chính sách sinh 2 con”, GS Cử nhấn mạnh.

{keywords}
Với lối sống hiện đại, hầu hết các gia đình đều không muốn sinh nhiều con

GS Cử đưa ra 5 lý do chính để nới lỏng chính sách sinh con. Thứ nhất, mức sinh phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế nên cho dù có cho phép sinh thêm nhưng người dân vẫn không đẻ nhiều, đơn cử như tại Trung Quốc.

Thứ hai, thế hệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay là những thanh niên được giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình tốt, với lối sống hiện đại không muốn sinh nhiều con.

Thứ ba, người dân được tuyên truyền nhiều thập kỷ qua và đã thấy rõ lợi ích của việc sinh ít con.

Thứ tư, việc nới lỏng chính sách sinh con phù hợp với Công ước Cedaw mà Việt Nam đã ký kết, trong đó có điều khoản các cặp vợ chồng được quyền quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Nghệ An cho thôi chức Chi cục trưởng sinh con thứ 4

Nghệ An cho thôi chức Chi cục trưởng sinh con thứ 4

Sau khi nhận được tường trình và đơn xin thôi chức Chi cục trưởng ATVSTP tỉnh Nghệ An, Sở Y tế đã họp và thống nhất đồng ý với nguyện vọng của bác sĩ Trang.

Bí thư TP.HCM: Tự do mà đẻ ít quá thì đất nước thiệt hại

Bí thư TP.HCM: Tự do mà đẻ ít quá thì đất nước thiệt hại

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lo ngại TP.HCM là TP đẻ ít nhất cả nước, có thể gây thiệt hại về nguồn lao động.  

 

Bộ Y tế đề xuất nới lỏng chính sách sinh con

Bộ Y tế đề xuất nới lỏng chính sách sinh con

Bộ Y tế đề xuất các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh.

Đề xuất cho sinh con thoải mái

Đề xuất cho sinh con thoải mái

Dự thảo luật Dân số đề xuất các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh.

Sinh toàn con gái được tiền:  Rót ngược cho nhà giàu

Sinh toàn con gái được tiền: Rót ngược cho nhà giàu

“Mục tiêu hỗ trợ gia đình một bề gái là để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng thực tế chỉ nhà giàu mới lựa chọn giới tính. Trợ cấp nhà giàu là trợ cấp ngược”, GS Nguyễn Đình Cử phân tích.

Thúy Hạnh