- Để nhảy múa trong đống lửa đang rực hồng mà không bị bỏng, các chàng trai người Dao đỏ phải kiêng khem kỹ lưỡng, trong đó phải tránh 'gần gũi' phụ nữ ít nhất 3 ngày.

XEM CLIP:

Những ngày đầu xuân, cộng đồng người Dao đỏ ở thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì, Hà Giang) rộn ràng với phong tục nhảy lửa truyền thống.

Phong tục nhảy lửa là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Dao đỏ được truyền nhau qua nhiều thế hệ với mong muốn cầu may mắn, mưa thuận gió hòa, xua đuổi tà ma, bệnh tật.

{keywords}
Những chàng trai người Dao đỏ thực hiện lễ cúng trước khi nhảy lửa

Những chàng trai khỏe mạnh, chân trần lao mình vào đống than rực đỏ, tay xới từng vốc than hồng tung lên không trung, không gian huyền bí hơn với tiếng cồng chiêng, tiếng gõ tre liên hồi… Điều kỳ bí ở tục nhảy lửa là các chàng trai không hề bị bỏng hay chịu bất kỳ tổn thương gì sau khi nhảy múa trong đống lửa.

Ông Triệu Vàn Khiên, một thầy cúng có nhiều năm kinh nghiệm ở xã Thông Nguyên cho biết, muốn nhảy được vào lửa mà không bị bỏng thì trước đó phải được làm nghi lễ cúng thần linh.

Phần lễ này được chuẩn bị gồm các vật phẩm như hương trầm, cơm, gạo, rượu, gà luộc, vòng bạc, vải trắng, tiền làm bằng giấy bản, nước suối, và nến.

{keywords}
Một thanh niên đang nhảy múa trong đống lửa rực nóng. Ảnh: CRED

“Tôi phải xin quẻ âm dương, sau khi được thần lửa đồng ý, chỉ những trai bản đã ngồi hầu lễ từ đầu, được thầy cúng phù phép mới có thể nhảy mà không bị bỏng”, thầy cúng Khiên cho biết.

Màn nhảy lửa diễn ra trên nền đất rộng khoảng 50m2, ở giữa sân được bố trí một đống củi đang rực lửa, khi củi cháy hết và còn lại đám than đỏ rực cũng là lúc nghi lễ nhảy lửa bắt đầu. 

Trong tiếng chiêng, tiếng trống với không gian huyền ảo, các thanh niên được thầy cúng gọi tên nhảy lò cò quanh đám lửa một lúc rồi lao thân vào đám lửa, miệng nhẩm những câu chú, chân họ dẫm nát những hòn than rực đỏ, thậm chí họ còn nằm lăn, dùng tay xới tung đám than lên cao, lửa bắn ra thành vệt như nổ pháo hoa. 

{keywords}
Thầy cúng Triệu Vàn Khiên 

Màn nhảy lửa diễn ra trong 5-7 phút. Kết thúc nhảy lửa, các thanh niên trở về ghế trước bàn cúng lễ, chân họ dẫm liên hồi vào mặt đất, ít phút sau họ mới trở lại trạng thái bình thường. 

{keywords}
Sau màn nhảy lửa, các thanh niên quỳ bên bàn cúng, không ai bị bỏng 


Anh Phàn Dào Chòi (27 tuổi) người lần đầu tiên tham gia nhảy lửa cho biết: “Khi được thầy cúng gọi tên, tôi thấy toàn thân run rẩy, mọi thứ xung quanh mờ mờ, ảo ảo, cơ thể như được truyền một năng lượng kỳ lạ khiến tôi nhìn thấy lửa là muốn lao vào".

Theo chia sẻ của anh Chòi, anh vẫn ý thức được hành động của mình. 

"Sau khi ngồi làm lễ, những hòn than đỏ vẫn dính trên bàn chân của tôi, nhưng tôi không thấy nóng hay bị bỏng", anh Chòi cho hay.

{keywords}
Anh Phan Dào Chòi lần đầu tiên tham gia nhảy lửa

Kiêng phụ nữ 3 ngày

Theo thầy cúng Triệu Vàn Khiên, để được nhảy lửa, các trai tráng bắt buộc không được phạm phải những điều kiêng kỵ mà tổ tiên truyền lại. 

Một trong những kiêng kị lớn nhất với các trai bản là không được gần gũi với phụ nữ ít nhất 3 ngày trước khi nhảy lửa. Việc này để đảm bảo sự tôn nghiêm của với thần linh, nếu trót gần gũi phụ nữ, các chàng trai sẽ tự giác rút lui khỏi nghi lễ.

{keywords}
Những đôi tay vẫn lành lặn, không bị bất kỳ tổn thương gì sau khi nhảy lửa

Các trang phục mặc khi nhảy lửa tuyệt đối không được giặt bằng xà phòng, không được dính mỡ, dầu hay các vật bắt lửa khác. Ngoài ra, để tóc không bị cháy sém, các thanh niên trước phần lễ được tắm, gội đầu bằng nước đun từ lá cây ở rừng sâu.

Phong tục nhảy lửa của người Dao đỏ độc đáo và thu hút du khách thập phương bởi những yếu tố kỳ bí, chưa có lời giải thích cụ thể. Bản thân những người nhảy lửa cũng không hiểu vì sao họ không bị bỏng khi lao vào lửa, chỉ biết rằng sau phần lễ cúng họ như được truyền năng lượng đặc biệt. 

{keywords}
Ông Triệu Phàn Khuân, Phó chủ tịch UBND xã Thông Nguyên có thời trai trẻ đi nhảy lửa

Những năm gần đây, tục nhảy lửa được cộng đồng người Dao đỏ ở Hoàng Su Phì phát triển phục vụ du lịch. 

Ông Triệu Phàn Khuân, Phó chủ tịch xã Thông Nguyên kể: "Tục nhảy lửa xuất hiện và gắn bó với đời sống tâm linh của bà con từ hàng nghìn năm nay, quan điểm của chính quyền là cố gắng duy trì và phát huy nét đẹp, đặc trưng văn hóa này nhưng vẫn đảm bảo không trái pháp luật". 

{keywords}
Tục nhảy lửa của người Dao đỏ ngày càng thu hút du khách thập phương 

Theo ông Khuân, có đêm, xã Thông Nguyên tổ chức nhảy lửa ở nhiều điểm khác nhau để phục vụ khách du lịch. Khi đi nhảy lửa, thầy cúng và các thanh niên được trả những khoản thù lao nhất định để ổn định kinh tế gia đình.

{keywords}
Tục nhảy lửa đến nay vẫn được xem là phong tục kì bí của người Dao đỏ

Chị Trần Thu Lan (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã từng đi nhiều lễ hội ở vùng cao nhưng chưa có lễ hội nào mang lại nhiều cung bậc cảm xúc như tục nhảy lửa của người Dao đỏ. Tôi có cảm giác vừa sợ hãi, ngỡ ngàng rồi thán phục khi tận mắt chứng kiến màn nhảy lửa của họ". 

Kỳ bí ngôi làng giao tiếp bằng ngôn ngữ cổ giữa lòng Thủ đô

Kỳ bí ngôi làng giao tiếp bằng ngôn ngữ cổ giữa lòng Thủ đô

Người dân ở đây toàn là người Kinh nhưng họ có một thứ tiếng nói để trao đổi riêng mà nếu không phải người làng thì sẽ không hiểu được.  

Kỳ bí cuộc đời 'vua' Mường và hành trình hoàn lương

Kỳ bí cuộc đời 'vua' Mường và hành trình hoàn lương

‘Vua’ Mường một thời Bùi Văn Hiển bùi ngùi nhớ lại quá khứ ‘nổi như cồn’ và hành trình hoàn lương, chuộc lại lỗi lầm.

Chuyện kỳ bí về linh hồn "sống lại"

Chuyện kỳ bí về linh hồn "sống lại"

Câu chuyện ly kỳ về một cháu bé cư nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. 

Chuyện lạ ở 'cây thị ăn thề' 700 năm rỗng gốc

Chuyện lạ ở 'cây thị ăn thề' 700 năm rỗng gốc

"Cây thị ăn thề" 700 năm tuổi gắn liền với tích vua Lê cứu nước.

Đoàn Bổng