- Các bà, các chị đứng hai bên hò hét, cổ vũ trai tráng trong làng kéo, đẩy thanh song về đội của mình.

XEM CLIP:

Hàng chục thanh niên ở làng Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) tham gia cuộc thi kéo co ngồi qua một cây song có chiều dài từ 50m, đường kính 5cm.

Đây là trò diễn mang tính nghi lễ được tổ chức vào 3/3 âm lịch hàng năm, có nguồn gốc sâu xa từ tín ngưỡng phồn thực, với mong muốn cầu mong mưa thuận gió hòa, đủ nước cho sản xuất nông nghiệp. 

Theo truyền thuyết, xưa kia làng Ngọc Trì gặp hạn hán, làng có 12 cái giếng thì chỉ còn giếng thuộc xóm (gọi là mạn) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xuống giếng mạn Đìa lấy nước, bị trai mạn Đìa ngăn không cho lấy. Thời đó, nước gánh bằng quang làm từ dây song. Khi hai bên giằng co, sợ nước đổ nên họ cùng ngồi xuống đất ôm lấy cả thùng nước. Hạn hán qua đi, nhớ lại hoàn cảnh ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn.

Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam (trong đó có kéo co ngồi Ngọc Trì), Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

{keywords}
Hội thi kéo co ngồi được tổ chức trên sân nền đất nện ở trước cổng đình Ngọc Trì, thu hút hàng nghìn người dân hiếu kỳ về tham dự
{keywords}
Làng Ngọc Trì có ba mạn là Đường, Đìa, Chợ. Mỗi mạn được cử một đội kéo co đại diện, đến ngày hội làng, các mạn dâng lễ vật lên thánh tại đền Trấn Vũ rồi mới bước vào thi đấu
{keywords}
Trai tráng muốn tham gia trò chơi phải ở gia đình gia giáo, có 5 đời trở lên sinh sống ở làng
{keywords}
Khi kéo sẽ có một đội cổ vũ, động viên tinh thần đứng 2 bên, cùng hô “1,2,3 kéo"
{keywords}
Hai chị em dâu bà Vũ Thị Thảo (50 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thủy (50 tuổi) cổ vũ, hò hét hết mình cho đội nhà mạn Đìa
{keywords}
Khác với hội thi kéo co bình thường, vật sử dụng để kéo trong hội thi là cây song to và nhẵn với chiều dài khoảng 50m, được kéo qua một lỗ nhỏ trên cột trụ
{keywords}
Mỗi đội kéo có 15, 17 hay 19 người tham gia tùy theo quy định của từng năm
{keywords}
Trai kéo co ngồi chân co chân duỗi. Trong đội hình từng phe, lần lượt ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây song
{keywords}
Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng hò reo cổ vũ cả dân làng, trai tráng khoẻ mạnh nhanh tay ra sức kéo cây song
{keywords}
Những chàng trai kéo co được tuyển chọn là người có sức khoẻ, tập luyện thể thao thường xuyên
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ là một trò diễn mang tính nghi lễ, thể hiện ý chí quyết tâm, sức mạnh đoàn kết của người dân
{keywords}
Trò chơi không đặt nặng yếu tố thắng thua. Đội thua cuộc không hề nản, phía thắng cũng không kiêu ngạo
Hỗn chiến cướp phết: Trăm thanh niên giẫm đạp lên nhau

Hỗn chiến cướp phết: Trăm thanh niên giẫm đạp lên nhau

Dù Ban tổ chức hạn chế số lượng người đánh phết mỗi đội 100 người, nhưng hàng trăm thanh niên ùn ùn phá rào lao vào cướp phết.

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Trai tráng Hà Nội mình trần lao vào cướp cầu đầu năm

Chiều nay, mùng 6 Tết, hàng nghìn người dân và khách thập phương đổ về đình làng Thúy Lĩnh xem hội vật cầu duy nhất trong năm.

Trai tráng đè đầu, cưỡi cổ tranh nhau khúc tre để sinh con trai

Trai tráng đè đầu, cưỡi cổ tranh nhau khúc tre để sinh con trai

Cả trăm thanh niên lao vào tranh cướp khúc tre với mong muốn may mắn, sinh được con trai tạo nên cảnh tượng hỗn loạn.

Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

Màn quay kiệu vắt kiệt sức trinh nữ Hà thành

19 thiếu nữ thay phiên nhau khiêng chiếc kiệu nặng hàng trăm kg đi gần 2km ra sông Hồng rước nước trong nhiều giờ.

Chen nhau 'bẹp người' xin lộc chùa Phúc Khánh

Chen nhau 'bẹp người' xin lộc chùa Phúc Khánh

Sau lễ cầu an hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để xin lộc chùa Phúc Khánh, ai cũng muốn lấy trước nên xảy ra cảnh hỗn loạn.

Trần Thường