- Năm 2017, Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 11 cán bộ; UB Kiểm tra TƯ đã thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ, trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp.

Sáng nay, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo) họp phiên toàn thể thứ 13 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2017; cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

Nhìn lại năm 2017, Tổng bí thư kết luận, công tác phòng, chống tham nhũng đã được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân rất hoan nghênh, ủng hộ, đồng tình cao, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội.

{keywords}
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận phiên họp. Ảnh: TTXVN

Nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp

Tổng bí thư chỉ rõ 5 điểm nổi bật, trong đó đã chủ động tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.

Cụ thể, UB Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với hơn 3.600 tổ chức đảng và gần 10.400 đảng viên. Cấp uỷ và UB Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với hơn 300 tổ chức đảng, hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó có hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái.

Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 11 cán bộ; UB Kiểm tra TƯ đã tập trung kiểm tra và thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ; trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và một số cấp uỷ, tổ chức đảng.

Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước.

Các cơ quan thanh tra, kiểm toán các cấp đã tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng. Đã phát hiện 50 vụ có hành vi liên quan đến tham nhũng; kiến nghị thu hồi 43.321 tỉ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.093 tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ việc, 192 đối tượng.

Đồng thời, thanh tra toàn diện 4 dự án, rà soát việc thanh tra 7 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Qua kiểm toán đã kiến nghị thu về ngân sách nhà nước 15.222 tỉ đồng, chuyển hồ sơ, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng tổ chức 8 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 20 địa phương.

Rất nghiêm minh, rất nhân văn

Đáng chú ý, trong năm qua đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, với những mức án nghiêm khắc và nhân văn.

Riêng trong năm 2017, đã kết thúc chỉ đạo xử lý 16 vụ án, 10 vụ việc; kết luận điều tra, đề nghị truy tố 16 vụ/216 bị can; đã truy tố 12 vụ/172 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ/73 bị cáo (tuyên phạt: 3 bị cáo án tử hình; 3 bị cáo tù chung thân; 62 bị cáo tù dưới 30 năm); xét xử phúc thẩm 6 vụ/80 bị cáo (tuyên phạt: 2 bị cáo tử hình; 4 bị cáo tù chung thân; 3 bị cáo tù 30 năm; 71 bị cáo tù dưới 30 năm); việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án đạt khá cao.

Nhất là đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra xét xử kịp thời một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao (vụ Giang Kim Đạt, vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 1, vụ Châu Thị Thu Nga, vụ Phạm Công Danh giai đoạn 2, vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm...).

Các phiên toà xét xử ngày càng đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật. Rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn.

Tổng bí thư cũng ghi nhận việc phát huy mạnh mẽ vai trò của các cơ quan thông tin báo chí. Kịp thời chỉ đạo cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, nhất là chủ động thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên sai phạm; về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế; về những vấn đề nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, giúp định hướng tốt dư luận xã hội.

Qua đó để người dân hiểu rõ hơn về những khó khăn, phức tạp của công tác phòng, chống tham nhũng cũng như khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Tổng bí thư: Thanh lọc đội ngũ, trước hết trong cơ quan chống tham nhũng

Tổng bí thư: Thanh lọc đội ngũ, trước hết trong cơ quan chống tham nhũng

Kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng, phải thanh lọc đội ngũ, trước hết là trong những ngành, cơ quan phòng chống tham nhũng - Tổng bí thư nói. 

Thẩm phán vụ ông Đinh La Thăng: Tâm huyết với câu nói của Tổng bí thư

Thẩm phán vụ ông Đinh La Thăng: Tâm huyết với câu nói của Tổng bí thư

Thẩm phán Trương Việt Toàn chia sẻ, ông tâm huyết với câu nói của Tổng bí thư: Với bất kỳ tổ chức nào, yếu tố con người là quyết định.

Tổng Kiểm toán và 2 bí thư tỉnh ủy 'hiến kế' chặn chạy chức quyền

Tổng Kiểm toán và 2 bí thư tỉnh ủy 'hiến kế' chặn chạy chức quyền

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhận định: Đã đến lúc cần có biện pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Vì sao ông Đinh La Thăng bị mức án 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân?

Vì sao ông Đinh La Thăng bị mức án 13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh chung thân?

PVC được chỉ định thầu xây dựng một số dự án khác và Chính phủ xác định thất thoát thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng.

Vì sao Trịnh Xuân Thanh không bị kết án tử hình?

Vì sao Trịnh Xuân Thanh không bị kết án tử hình?

Trong phần nhận định, HĐXX lý giải tại sao không tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Thu Hằng