- Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp.

 

{keywords}

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc sắp hoàn thành việc xây dựng hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông được cho là giống với kho chứa tên lửa đất đối không tầm xa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định:

“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp. Việt Nam đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.

 

'Tôi sẽ đăng ký tour du lịch Trường Sa sớm nhất'

'Tôi sẽ đăng ký tour du lịch Trường Sa sớm nhất'

Họ ra Trường Sa không chỉ vì tò mò, giải trí như chuyến du lịch thông thường mà để thấy tin yêu hơn đất nước, trân trọng hơn sự hy sinh của các lực lượng đang canh giữ đảo.

Dấu ấn Đại tướng với tuyến phòng thủ Trường Sa và cảng Cam Ranh

Dấu ấn Đại tướng với tuyến phòng thủ Trường Sa và cảng Cam Ranh

Đại tướng Lê Đức Anh thấy rõ điều cốt tử trong tăng cường phòng thủ biển đảo.

Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa

Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa

'Tôi nói với Thứ trưởng Sơn, đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi kể với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc'.

Thái An- Thu Trà