5h chiều nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão số 14 tại cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh, Khánh Hoà).

{keywords}
Phó Thủ tướng trò chuyện với bà con ngư dân tại cảng cá Đá Bạc

Trao đổi với lãnh đạo địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm từ cơn bão số 12. Tỉnh Khánh Hoà phải khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão. Thông báo cho toàn bộ tàu thuyền còn ở ngoài khơi biết thông tin về hướng đi của bão số 14 để chủ động chuyển hướng, tìm nơi trú tránh.

“Phải thực hiện nghiêm lệnh cấm biển. Sơ tán triệt để người dân ra khỏi các khu vực lồng bè nuôi trồng thuỷ sản nguy hiểm. Bố trí lực lượng canh giữ, bảo đảm an toàn tài sản cho bà con”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Đồng thời tổ chức tốt việc chằng, chống nhà cửa, đảm bảo an toàn. Đối với những khu vực cần sơ tán, di dời, phải bố trí đầy đủ lương thực, nước uống, chỗ ở an toàn cho người dân.

{keywords}
Tàu thuyền vào tránh trú bão tại cảng cá Đá Bạc

Trò chuyện với một số ngư dân, người nuôi trồng thuỷ sản, Phó Thủ tướng chia sẻ với thiệt hại của bà con trong cơn bão số 12 vừa qua. Bà con cần khẩn trương kê khai với chính quyền địa phương để tổng hợp, trên cơ sở đó Nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ kịp thời để bà con khôi phục lại sản xuất.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý bà con phải tuân thủ các biện pháp, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong ứng phó bão số 14., bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản.

Sau khi thị sát tại cảng cá Đá Bạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà cho biết tỉnh đã rút kinh nghiệm triệt để từ công tác ứng phó cơn bão số 12 vừa qua. Trưa nay, UBND tỉnh đã tổ chức họp khẩn.

{keywords}
Ảnh: VGP

Tỉnh hiện có 240 tàu thuyền với trên 1.550 thuyền viên đang hoạt động trên các vùng biển. Các phương tiện này đã được thông báo và nắm thông tin về hướng di chuyển của cơn bão số 14 để tìm nơi tránh trú an toàn. Các địa phương đang khẩn trương triển khai lực lượng, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa.

Từ 12 giờ ngày 18/11, các trường học cho học sinh nghỉ học, các tàu đánh bắt thủy sản, tàu du lịch và phương tiện đường thủy không được ra khơi. Cùng ngày, ngư dân ở trên các tàu cá và hộ nuôi trồng thủy sản ở trên lồng bè trên biển, bắt buộc phải trở vào bờ trước 4h chiều. Công tác sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng ven biển và thấp trũng, đến nơi an toàn hoàn thành trước 7h tối nay.

Khánh Hoà đã tăng cường thông tin cho người dân biết về cơn bão số 14, thông qua cơ quan báo chí, phương tiện tuyên truyền lưu động và tin nhắn điện thoại; tập trung cắt, tỉa cây xanh; hướng dẫn và hỗ trợ người dân chuẩn bị lương thực, thực phẩm, chằng chống nhà cửa; quyết liệt di dời người dân ở trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản và trên tàu thuyền; ngăn cấm tất cả phương tiện và người dân ra biển; khẩn trương gia cố các hồ chứa; duy trì hệ thống thông tin liên lạc...

Quân khu 5 đã huy động 6.000 cán bộ, chiến sĩ, kể cả dân quân, tự vệ và các lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn để hỗ trợ người dân ứng phó với bão.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho biết với tốc độ di chuyển hiện tại, nhiều khả năng 6-6h30 sáng mai, bão  số 14 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, kèm theo mưa lớn. 

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Khánh Hoà đặc biệt lưu ý các giải pháp hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn tính mạng. Đồng thời theo dõi chặt chẽ, có các giải pháp sẵn sàng khắc phục sự cố nếu có tại hồ thuỷ lợi Đá Bạc.

Đồng thời, do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh ven biển từ Quảng Trị đến Phú Yên có khả năng có mưa to đến rất to, nguy gây lũ lớn trên các sông suối, ngập úng vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ quét tại miền núi. 

{keywords}
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà báo cáo công tác chuẩn bị ứng phó bão số 14

Hiện các tỉnh ven biển có nguy cơ ảnh hưởng của bão (từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu và Lâm Đồng) và các bộ ngành đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển. 

Tiến hành rà soát, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên các tàu thuyền, phương tiện, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, trong các nhà yếu có nguy cơ ngập, sập đổ, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nhà ở vùng cửa sông, ven biển, trên các đảo, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi mưa lớn.

Triển khai phương án bảo đảm an toàn giao thông, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, phòng chống ngập úng các đô thị, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.

Gia cố đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, công trình xây dựng đang thi công dở dang, nhất là các tuyến đê biển, cửa sông, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường theo phương châm “4 tại chỗ”. 

Thời tiết 18/11: Áp thấp mạnh thành bão số 14, miền Bắc mưa rét

Thời tiết 18/11: Áp thấp mạnh thành bão số 14, miền Bắc mưa rét

Sáng sớm nay, sau khi đi vào khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 14.

Bão số 14: TP.HCM cấm tàu ra khơi, sẵn sàng di dời dân

Bão số 14: TP.HCM cấm tàu ra khơi, sẵn sàng di dời dân

Trưa nay, UBND TP.HCM đã phát đi 2 công điện khẩn cấm tàu thuyền ra khơi và yêu cầu các sở, ban, ngành cùng 24 quận huyện sẵn sàng ứng phó với bão số 14, tên quốc tế Kirogi.

TP.HCM họp khẩn đối phó với áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TP.HCM họp khẩn đối phó với áp thấp có thể mạnh lên thành bão

Chiều nay, UBND TP.HCM đã họp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và đang có diễn biến phức tạp.

Theo VGP