Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu sử dụng đúng từng "đồng tiền hạt gạo” của người dân, chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án phòng chống thiên tai là tội ác.

Thủ tướng: Triển khai ngay phương án ứng phó thiên tai

Sáng nay, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh miền Trung.

Đây là cuộc làm việc thứ 3 về sạt lở đất thời gian qua do Thủ tướng chủ trì sau các cuộc làm việc với các tỉnh miền Bắc, miền Nam.

{keywords}
Thủ tướng lưu ý, không để đầu tư chống sạt lở như '"ném đá ao bèo"

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đều nhất trí đánh giá tình hình diễn ra rất phức tạp và nghiêm trọng với quy mô, mức độ ngày càng gia tăng; cho rằng bên cạnh các giải pháp trước mắt thì cần tính toán căn cơ, lâu dài, tránh việc “ăn xổi ở thì”. 

Việc khơi thông các cửa sông bị bồi lấp cần xem xét tận dụng cát nạo vét như thế nào để đạt hiệu quả, như nghiên cứu sử dụng cát mặn cho xây dựng hay nghiên cứu lấy cát nạo vét được để bù vào những vị trí đang có diễn biến sạt lở trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường của việc “lấy của biển, trả về cho biển” này. 

Bên cạnh đó, cần thông tin đầy đủ để người dân hiểu, tạo đồng thuận xã hội khi vừa qua, có nhiều ý kiến dư luận về việc nhấn chìm này.

Cần nghiên cứu tổng thể, kỹ lưỡng, mời cả chuyên gia nước ngoài để đánh giá tình hình xâm thực, diễn biến sạt lở bờ biển, bồi lấp…, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ý kiến. “Trước mắt, cần những giải pháp cấp bách, bảo vệ an toàn cho người dân. Khu vực nguy hiểm là phải di dời, tái định cư, dù có 1 hộ dân thì cũng phải làm”.

Nghiên cứu, lập các dự án tổng thể bảo vệ bờ biển, qua đó, xác định lộ trình, nguồn lực, trong đó, tính toán cụ thể nguồn tư vốn ngân sách, từ vốn hỗ trợ nước ngoài, vốn từ doanh nghiệp để cân đối, có kế hoạch dài hạn, “chứ không phải mỗi lần như thế này Thủ tướng lại xử lý”, Phó Thủ tướng phát biểu.

{keywords}
 

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường bày tỏ, cần chọn các điểm sạt lở khẩn cấp để tập trung xử lý trước do nguồn lực có hạn, “không làm không được vì sạt lở đã đến dân”. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ trình dự án tổng thể về ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển vào cuối năm nay.

Nhấn mạnh ý nghĩa của các cuộc họp giải quyết vấn đề sạt lở đất cho các vùng ở miền Nam, miền Bắc trước đây và  miền Trung hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, El Nino được dự báo sẽ tác động trực tiếp đến nước ta, trước hết là các tỉnh miền Trung, cho nên Bộ NN&PTNT phải có chủ trương tích nước các hồ đập. Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ về kế hoạch phát điện và tích nước cho mùa hạn sắp tới.

Nêu rõ vai trò của biển đối với sự phát triển, Thủ tướng cho biết, 60% GDP của nước ta là từ các tỉnh, thành phố có biển. “Cho nên, chúng ta sống chung với biển, tận dụng cơ hội, bảo vệ biển, bảo vệ môi trường biển rất quan trọng”. Các tỉnh miền Trung cần làm gương trong việc vận động nhân dân gìn giữ môi trường biển.

Đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý, về lâu dài, Bộ NN&PTNT chủ trì đánh giá tổng thể căn bản tình trạng sạt lở bờ biển, sông, đưa ra các giải pháp chủ động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bao gồm vấn đề độ cao của kè, kè mềm, lấn biển, vấn đề bảo vệ môi trường sống, vấn đề đất đai, vấn đề nhấn chìm đất cát đào từ biển...

{keywords}
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp

Nhất trí cho rằng các biện pháp trước mắt phải gắn với lâu dài, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì nghiên cứu tổng thể, “thích ứng, nạo vét như nào, lồng ngép nguồn lực, phân kỳ đầu tư, tính toán lâu dài ra sao…”. Cách làm là giao Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong quản lý vốn liếng, xử lý thủ tục đầu tư.

“Ông nói công trình này cấp bách, theo Luật Đấu thầu được chỉ định thầu, nhưng chỉ định nhà thầu không biết làm, tiền vào túi cá nhân là thành câu chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án thiên tai này là tội ác”. Đồng tiền hạt gạo của người dân phải sử dụng đúng mục đích.

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp cùng các bộ liên quan bố trí, phân bổ hợp lý trong tổng nguồn vốn hỗ trợ mà Thủ tướng quyết định cho các địa phương, xếp theo thứ tự ưu tiên và mức độ cấp bách. “Không mặc áo quá đầu, liệu cơm gắp mắm trong vấn đề này”.

Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, cần huy động xã hội hóa, các nguồn lực quốc tế, các nguồn vốn ODA.

Thủ tướng nêu rõ, các cửa sông phải được nạo vét để thông thủy, bảo đảm thuyền qua lại và cuộc sống của người dân, nhất là cửa sông có tàu thuyền đánh cá vào ra nhiều. Về vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tăng cường huy động xã hội hóa để hạn chế việc sử dụng ngân sách.

Ngoài việc UBND các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định, theo thứ tự ưu tiên, kết hợp dự án nạo vét với bù cát chống sạt lở, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn, có ý kiến về kỹ thuật để bảo đảm an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng.

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả, để làm sao một vài năm nữa, khi giải ngân xong, thì thấy tiền tiêu có hiệu quả, chứ không phải như “ném đá ao bèo”.

Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy

Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy

Vựa lúa ở ĐBSCL đang trổ bông thì bị nhiễm mặn khiến hạt lép hoàn toàn, giờ chỉ còn cắt đem cho vịt ăn.

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn

Cuộc sống người dân đảo lộn hoàn toàn vì thiếu nước ngọt, trên đồng lúa chết hàng loạt, cây ăn trái, hoa màu héo khô là những gì đang diễn ra tại các tỉnh miền Tây. 

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Việc lén bơm nước mặn vào ruộng để nuôi tôm ở Cà Mau thực ra đã diễn ra hơn 10 năm nay và trở thành “phong trào”.

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL.

Theo VGP