- Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...

Chờ gì từ phiếu tín nhiệm

Công khai tài sản khi lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc vừa có thông báo kết luận của UB Thường vụ QH tại phiên họp thứ 27. 

Thông báo nêu rõ việc triển khai chuẩn bị công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

UB Thường vụ QH thống nhất giao Ban Công tác đại biểu có văn bản đề nghị người được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị các văn bản theo quy định tại nghị quyết của QH.

Trong đó, người được lấy phiếu tín nhiệm phải có báo cáo đầy đủ các nội dung kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật tính từ thời điểm được QH bầu hoặc phê chuẩn. Báo cáo này có độ dài 4-5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4.

Ngoài ra, báo cáo cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo nghị quyết TƯ 4, khoá 12.

Người được lấy phiếu tín nhiệm cũng phải báo cáo về việc tự đánh giá, kiểm điểm về thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo nghị quyết TƯ 6, và nghị quyết số 56 của QH về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, người được lấy phiếu tín nhiệm phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. 

Trình QH danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm

Thông báo này cũng cho biết, thời điểm trình QH lấy phiếu tín nhiệm là đầu kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc ngày 22/10 tới đây.

Theo quy định nghị quyết của QH, trong trường hợp lấy phiếu tín nhiệm, phiếu gồm các mức độ “tín nhiệm cao”,“tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Phiếu sử dụng trong trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm thì tương ứng với các mức độ “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.

Đối với người đồng thời giữ nhiều chức vụ thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. 

Thông báo cũng giao Ban Công tác đại biểu trình QH danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6. 

Theo điều 18 luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015, QH lấy phiếu tín nhiệm các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của QH; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

 

Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm các bộ trưởng

Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm các bộ trưởng

Dự kiến kỳ họp thứ 6 của QH khoá 14 khai mạc vào ngày 22/10 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn.

Phiếu tín nhiệm phải thực chất, không hình thức, duy tình

Phiếu tín nhiệm phải thực chất, không hình thức, duy tình

Các cấp ủy đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát để hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được dân chủ, khách quan, thực chất, không hình thức, duy tình.

Cấp trên sợ... cấp dưới vì phiếu tín nhiệm

Cấp trên sợ... cấp dưới vì phiếu tín nhiệm

Ban Tổ chức TƯ chỉ rõ còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, cấp trên sợ cấp dưới trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm.

Thu Hằng