- Sáng nay, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 7 luật vừa được QH thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có luật An ninh mạng.

Giới thiệu những điểm nổi bật của luật An ninh mạng, Trung tướng Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an) nhắc lại con số 86,86% ĐB tán thành thông qua. Ông khẳng định luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng.

Dữ liệu bị sử dụng tràn lan 

Luật cũng nhận được sự góp ý của hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn trong nước như VNPT, FPT, BKAV; nhiều chuyên gia, tập đoàn kinh tế, viễn thông trong và ngoài nước, trong đó có Facebook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa kỳ- ASEAN, Hiệp hội điện toán đám mây châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản... 

{keywords}
Trung tướng Hoàng Phước Thuận (Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an)

"Đáng chú ý, luật dành 1 chương quy định về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của luật, thể hiện đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này. Trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh mạng và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia", Cụ trưởng nói.

Ông Thuận cũng cho biết, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, luật dành 1 chương quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Cụ thể là phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng; phòng ngừa, xử lý hành vi sử dụng không gian mạng, CNTT, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự....

“Dữ liệu của người sử dụng Việt Nam trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan, với mục đích thu lợi nhuận mà Nhà nước chưa có đầy đủ hành lang pháp lý để quản lý, thậm chí bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật”, Trung tướng Hoàng Phước Thuận nhấn mạnh.

Vì vậy, để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, luật đã quy định DN trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Không hạn chế quyền tự do, dân chủ của người dân

Trả lời câu hỏi của báo chí về kế hoạch triển khai luật và việc ban hành các văn bản hướng dẫn để tránh tình trạng lạm quyền, xâm phạm đến quyền tự do của người dân, ông Thuận khẳng định: "Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do, dân chủ của người dân”.

Theo ông, tất cả những điều không bị cấm (được quy chiếu ở 29 điều của bộ luật Hình sự, những điều luật trực tiếp, những điều luật liên quan và những luật khác) sẽ được nhà nước bảo hộ trên không gian mạng.

Còn kế hoạch triển khai dự án luật An ninh mạng, Cục trưởng thông tin, hiện ban soạn thảo đã họp bàn với Bộ Tư pháp, chuẩn bị xây dựng một nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng, dự kiến trong tháng 10 sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét thông qua. Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Ngoài luật này, 6 luật được Văn phòng Chủ tịch nước công bố hôm nay gồm luật Tố cáo, luật Quốc phòng, luật Cạnh tranh, luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Thể dục thể thao, luật Đo đạc và bản đồ, luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch.

Luật An ninh mạng: Chống Nhà nước thì đương nhiên phải ngăn chặn

Luật An ninh mạng: Chống Nhà nước thì đương nhiên phải ngăn chặn

Nói về luật An ninh mạng, Tổng thư ký QH nhấn mạnh: "Chống lại Nhà nước đương nhiên phải ngăn chặn, đối tượng nào vi phạm phải xử lý".

Cục trưởng An ninh mạng: Luật không ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận

Cục trưởng An ninh mạng: Luật không ảnh hưởng quyền tự do ngôn luận

Luật An ninh mạng không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, người dân thoải mái dùng mạng phản biện miễn không vi phạm luật Hình sự.

Luật An ninh mạng: Không lo Facebook, Google rời bỏ Việt Nam

Luật An ninh mạng: Không lo Facebook, Google rời bỏ Việt Nam

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc ban hành luật An ninh mạng là cần thiết để tạo hành lang nhất định, chứ không tạo ra quá nhiều lối rẽ về an ninh.

Quốc hội thông qua luật An ninh mạng

Quốc hội thông qua luật An ninh mạng

Sáng nay, với 86,86% ĐB có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế

Luật An ninh mạng không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua vừa qua.

Thu Hằng