- Đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực để đề cử người thân của mình vào các chức danh lãnh đạo thì bị xử lý kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức.

Đây là một trong những nội dung trong Quy định 102 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm vừa được Bộ Chính trị vừa ban hành.

Cụ thể, liên quan đến các vi phạm quy định về bầu cử, quy định này nêu rõ, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn tác động, gây áp lực đến các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để đề cử người thân vào các chức danh lãnh đạo của tổ chức đảng, nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Bộ Chính trị cũng quy định rõ những vi phạm trong công tác cán bộ bị xử lý kỷ luật khiển trách như: thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng người thân (bố, mẹ, vợ/chồng, con, anh, chị, em ruột) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

Các vi phạm này, nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức.

Dùng thẻ đảng viên vay tiền bị khai trừ

Mức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức cũng được áp dụng đối với trường hợp thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà chỉ đạo hoặc thực hiện việc thẩm định, đề xuất, quyết định việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc quyết định kỷ luật oan sai đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động…

Ngoài ra, đảng viên thiếu trách nhiệm hoặc do động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm biết trái quy định cũng bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức.

Các vi phạm này nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.

Hình thức kỷ luật khai trừ Đảng cũng được áp dụng đối với các vi phạm: môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định; hành vi chạy chức, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển; dùng thẻ đảng viên để vay tiền hoặc tài sản…

Kê khai tài sản không trung thực bị cách chức

Liên quan đến vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quy định của Bộ Chính trị cũng nêu rõ 5 vi phạm đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Chẳng hạn như việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp quản lý trái quy định; tổ chức du lịch, tặng quà để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi cho bản thân hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN mà mình tham gia; tổ chức việc giao lưu, liên hoan, gặp mặt để tặng, nhận quà với động cơ vụ lợi…

Các vi phạm này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị kỷ luật bằng cảnh cáo hoặc cách chức.

Mức kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức cũng được áp dung đối với các trường hợp: tạo điều kiện để bố, mẹ, vợ/chồng, con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình hoặc đơn vị mình trực tiếp phụ trách trái quy định nhằm trục lợi; dùng công quỹ hoặc tiền, tài sản của các tô chức, DN, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định…

Trường hợp đảng viên kê khai tài sản và giải trình về biến động tài sản, nguồn gốc tài sản không trung thực cũng bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức.

Đảng viên vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị khai trừ Đảng.

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quy định 12 vi phạm liên quan đến phòng chống tham nhũng, lãng phí bị kỷ luật khai trừ Đảng.

Chẳng hạn như việc mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia các hoạt động rửa tiền; tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập; sử dụng dự thảo kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để đe dọa đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi…

Xem toàn văn Quy định 102-QĐ/TW TẠI ĐÂY

Có cơ quan 100% là lãnh đạo

Có cơ quan 100% là lãnh đạo

Cứ 5 cán bộ, công chức có 1 lãnh đạo cấp phó, có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Ông Trịnh Xuân Thanh và lỗ hổng nhân sự

Ông Trịnh Xuân Thanh và lỗ hổng nhân sự

Vụ ông Trịnh Xuân Thanh làm thế nào trở thành Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho chúng ta biết thêm một loại lỗ hổng mới: lỗ hổng nhân sự.

Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.

Cả họ làm quan: Bổ nhiệm kiểu 'gọt chân cho vừa giày'

Cả họ làm quan: Bổ nhiệm kiểu 'gọt chân cho vừa giày'

Nói về tình trạng cả họ làm quan, ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng quy trình chung không sai nhưng hộp đen xử lý kiểu “gọt chân cho vừa giày”.

Cả họ làm quan là biến tướng của tham nhũng

Cả họ làm quan là biến tướng của tham nhũng

Lạm dụng quyền lực, đưa người thân vào bộ máy lãnh đạo là biến tướng của tham nhũng - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa chỉ ra.

Thu Hằng