- Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, có một chỉ số “ngược” trong phát triển logistics tại Việt Nam nhiều năm trước đây là đóng góp của ngành này trong GDP còn khiêm tốn, chỉ 3-4%, ngược lại chi phí của tổ chức, DN bỏ ra lại rất cao. 

Thủ tướng: Không đẩy chi phí đầu tư BOT quá cao và thu dồn dập

Cảng biển Việt Nam dồn ứ hàng vạn container phế liệu

Phát biểu tại Diễn đàn logistics Việt Nam năm 2018 với chủ đề “Logistics kết nối các vùng tăng trưởng kinh tế” tại tỉnh Quảng Ninh sáng nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, đây là diễn đàn lần thứ 5 với sự tham gia của hàng trăm DN cung ứng dịch vụ logistics ở trong nước và quốc tế.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, logistics là ngành có giá trị gia tăng cao trong khối ngành dịch vụ cần được quan tâm phát triển nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, thương mại.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung

Tuy nhiên, có một chỉ số “ngược” trong phát triển logistics tại Việt Nam nhiều năm trước đây là đóng góp của ngành này trong GDP còn khiêm tốn, chỉ 3-4%, nhưng chi phí của tổ chức, DN bỏ ra cho logistics lại rất cao. Điều này hoàn toàn ngược với thế giới.

Tăng 35 bậc so với 2016

Đầu năm 2017, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 200 về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 mở ra một giai đoạn mới cho phát triển logistics ở Việt Nam.

Thủ tướng đã đề ra những giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, phát triển thị trường cũng như nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này, đặt mục tiêu ngành này tăng trưởng từ 8-10%/năm.

Nghị quyết số 36, TƯ 8 khoá 12 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nhấn mạnh nhu cầu xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế.

Theo đó, các DN dịch vụ logistics cần được phát triển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm cảng Tân Vũ - Hải Phòng. Ảnh: Thành Chung

Phó Thủ tướng cho biết, nhờ vậy mà gần đây DN logistics bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng. 3 năm qua, ngành này đạt mức tăng trưởng từ 12-14%. Năm 2018, WB đã xếp hạng Việt Nam ở thứ 36/160 quốc gia được nghiên cứu về logistics toàn cầu, tăng 35 bậc so với 2016 và xếp thứ 3 trong ASEAN.

Đòi hỏi của nền kinh tế lớn hơn

Tuy nhiên ông lưu ý, đòi hỏi của nền kinh tế là lớn hơn so với khả năng cung cấp logistics, đặc biệt phải phát triển mạnh mẽ DN logistics khi hiện nay cả nước mới chỉ có 3.000 DN. Hầu hết đây là những DN nhỏ, siêu nhỏ, chưa có các tập đoàn logistics lớn, đủ khả năng cạnh tranh ở trong khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải mở rộng thị phần trong nước và thâm nhập thị trường quốc tế, làm sao cho đóng góp của ngành với GDP tăng lên và chi phí cho logistics thấp xuống, theo chủ trương là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế và DN.

Ông cho rằng cần quan tâm tới cả kết nối nội vùng kinh tế động lực. Nhà nước với tư cách kiến tạo, sẽ xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát tiển KT-XH nói chung, trong đó có quy hoạch kết cấu hạ tầng và cả phát triển logistics.

Trên cơ sở đó, huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế, trong và ngoài nước để triển khai chuỗi giá trị các sản phẩm, dịch vụ logistics.

“Chính phủ, chính quyền địa phương không xây dựng các chuỗi giá trị này mà vai trò, trách nhiệm thuộc về khối DN, tư nhân”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sẽ tiếp thu những ý kiến giá trị về phát triển logistics và sẽ thể chế hoá vào Nghị quyết số 01 của Chính phủ năm 2019.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm cảng Lạch Huyện - Hải Phòng. Ảnh: Thành Chung

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tới thăm cảng Tân Vũ của tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines, cảng Lạch Huyện (cảng contariner quốc tế nước sâu đầu tiên của khu vực phía Bắc) của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn...

Phải có cuộc đua trong logistics

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đánh giá, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế “mở” nhất trên thế giới và ngày càng hội nhập nhiều hơn nữa vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Hàng hóa thương mại với giá trị trên 1 tỷ USD đi qua biên giới Việt Nam hàng ngày và khối lượng hàng hóa tăng nhanh với mức trên 10%/năm. Do đó, dịch vụ logistics hiệu quả, kết nối xuyên khu vực và xuyên biên giới đóng vai trò quan trọng trong khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

“Chúng ta phải có cuộc đua trong logistics và cần có cú hích quan trọng để tạo ra cuộc đua này thông qua tiếp tục đầu tư vào hạ tầng kết nối, tập trung vào đầu tư hiệu quả và thông minh, kết nối chiến lược vận tải đa phương thức ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương”, ông Dione nói.

 

Thủ tướng: Cần nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ logistics

Thủ tướng: Cần nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ logistics

Gánh nặng chi phí là rào cản lớn nhất với DN Việt Nam, trong đó có chi phí logistics, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Bớt rào cản với DN, chờ chuyển động cả bộ máy

Bớt rào cản với DN, chờ chuyển động cả bộ máy

Các doanh nhân phấn khởi trước kết quả cuộc đối thoại của Thủ tướng sáng nay.

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất trong bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.

Thu Hằng