- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP lưu ý các bộ ngành phải cải cách thực sự, tránh gom 2 thành 1, cắt cái này mọc cái kia.

Cắt giảm giấy phép con: Thủ tướng gắt gao, bộ ngành còn đủng đỉnh
Kêu trời với Thủ tướng muôn hình giấy phép con è cổ
Mong Thủ tướng chỉ đạo dọn 'rừng đinh' 7.000 giấy phép con

Tổ công tác của Thủ tướng sáng nay làm việc với các bộ: Tài chính, KH&ĐT, GTVT, TT&TT về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, không phiên họp nào Thủ tướng không nhắc việc đưa hoạt động kiểm tra chuyên ngành đi vào hiệu quả, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN và coi đây là vấn đề rất quan trọng tạo dư địa cho tăng trưởng.

{keywords}
Ảnh: Nhật Bắc

Còn nhiều lời hứa chưa làm được

Nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng là phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý, “còn nhiều cái đã hứa nhưng chưa làm được”, mới chỉ cắt giảm được 1.517/6.191 điều kiện kinh doanh và 1.700/9.926 thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Ông dẫn chứng, Bộ GTVT có các phương án đầu tiên về cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thế nhưng hơn 4 tháng với cam kết cắt giảm 56% thực tế chưa làm được, chưa thể chế hóa bằng nghị định của Chính phủ.

“Hôm nay mời nhiều hiệp hội để minh chứng rằng điều kiện kinh doanh cắt có thực chất không, hay gom 2 thành 1, cắt cái nọ mọc cái kia. Để tránh chuyện này phải có sự đối chất với các hiệp hội, phải minh bạch”, Chủ nhiệm VPCP nói.

Ông cũng lưu ý các bộ ngành phải cải cách thực sự. Để làm được việc này, quyết tâm trong nội bộ phải rất lớn, vì liên quan đến lợi ích của một nhóm trong một bộ, một cơ quan nào đó. Nếu không có sự quyết tâm của lãnh đạo bộ thì không làm được.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

“Cải cách thế này là cắt bỏ quyền lợi, động chạm nhất là lợi ích kinh tế”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tránh nghị định đầy túi nhưng việc thì không trôi

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ (CIEM) cho biết, xã hội, đặc biệt là cộng đồng DN đặt nhiều kỳ vọng vào những cải cách của Chính phủ.

“Họ vừa kỳ vọng nhưng cũng rất nghi ngờ, không biết có làm thật hay không. Cũng có dư luận nói Chính phủ, các bộ bị bệnh thành tích, tuyên bố thế nhưng chưa thay đổi được. Đó là lo lắng theo tôi cũng hợp lý. Chúng ta phải chứng minh được chúng ta làm thực chất”, ông Cung nói.

Ông dẫn chứng: “Lúc đầu, ta đặt mục tiêu cắt bỏ ít nhất 50% số điều kiện kinh doanh. Nếu cắt bỏ tức là tác động ngay, không phải làm gì cả, coi như bỏ cái đó. Sau đó nghị quyết 01 đầu năm lời văn nhẹ đi, cắt bỏ, cắt giảm, đơn giản hóa. Cái nào là cắt, cái nào là đơn giản hóa? Trong 50% thì có thể chỉ 10% cắt bỏ, 40% đơn giản hóa thì tác động ngay chỉ là 10%”.

{keywords}
TS Nguyễn Đình Cung

Ông Cung nhìn nhận, thời gian qua, các bộ trưởng đã thực sự quan tâm đến cải cách điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành cũng như những cải cách khác.

Tuy nhiên, chưa đạt được mục tiêu vì phần sửa đổi tương đối nhiều, phần bãi bỏ ít hơn nên tác động chưa đạt được như kỳ vọng.

“Chính phủ rất quyết liệt, nhưng cải cách là quá trình liên tục và thường xuyên”, ông đề nghị sau khi ban hành các nghị định, tổ trưởng tổ công tác có đánh giá thật đầy đủ về mức độ cải cách, cái gì thực chất, cái gì hình thức, so sánh để có câu trả lời cụ thể cho công luận.

“Thông điệp cải cách không chỉ dừng lại ở các bộ, ở TƯ mà phải truyền tải xuống được các tỉnh, địa phương”, ông Cung nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Công Tuấn cho rằng cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chỉ là giải pháp trước mắt. Về dài hạn, quan trọng hơn là thực hiện Chính phủ điện tử.

Chánh văn phòng VCCI Phạm Đình Vũ cũng lưu ý, nếu không kiểm tra giám sát thì “nghị quyết, nghị định đầy túi áo, thông tư, thông cáo đầy túi quần nhưng việc vẫn không trôi”.  

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các bộ ngành đừng đặt ra giấy phép con. “Giấy phép mà không có bao lót đừng hòng người ta cho”.

Nếu không cải cách, chính mình sẽ chết trước

Nếu không cải cách, chính mình sẽ chết trước

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh: “Nếu không cải cách hành chính chính ngành mình sẽ 'chết' trước”.

Vì sao cải cách hành chính loay hoay?

Vì sao cải cách hành chính loay hoay?

TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cải cách hành chính chưa được cải thiện nhiều mà nguyên nhân chủ yếu là năng lực hạn chế của đội ngũ công chức.

Thủ tướng: Loại khỏi bộ máy cán bộ không chịu cải cách

Thủ tướng: Loại khỏi bộ máy cán bộ không chịu cải cách

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị loại cán bộ không chịu cải cách ra khỏi bộ máy hành chính.

'Không còn gì để cải cách thủ tục, nhưng mới là lý thuyết'

'Không còn gì để cải cách thủ tục, nhưng mới là lý thuyết'

Phó trưởng ban cho biết đã cải cách thủ tục đến mức không còn gì để cải cách nhưng Phó Tổng giám đốc BHXH nói mới cải cách trên lý thuyết.

Thu Hằng