- Được xác định là chủ mưu trong vụ “thổi” giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỉ để rút tiền Nhà nước, vị cựu Tổng giám đốc Công ty ALCII bị cấp phúc thẩm bác kháng cáo, y án tử hình. 

Vị tổng giám đốc ‘thổi’ giá thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỷ

Với việc “thổi giá” thiết bị lặn gấp 1.300 lần để rút tiền Nhà nước, vị cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II và 2 đồng phạm đã bị cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình.

Thời sự trong ngày: 'Thổi' giá thiết bị từ 130 triệu lên 130 tỷ

 Dàn vũ khí “khủng” trên 2 chiến hạm Mỹ ở Đà Nẵng; 2016: Ôtô nhập nguyên bản đồng loạt xuống giá; "Thị Màu” 9 tuổi khiến Hoài Linh ngả mũ bái phục; Bị “chôn sống” khi ngăn cản thi công quốc lộ 1A; 

Ngày 8/4, sau 3 ngày xét xử và nghị án, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tiến hành tuyên án đối với vụ “tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II do bị cáo Vũ Quốc Hảo (SN 1955, nguyên Tổng giám đốc) cùng đồng phạm thực hiện.

“Hô biến" 100 triệu thành 130 tỉ

HĐXX nhận thấy, căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, có đủ cơ sở kết luận: trong thời gian điều hành hoạt động Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là ALCII) với mục đích rút tiền Nhà nước, Vũ Quốc Hảo móc nối với một số cá nhân thành lập công ty Cát Long Hải. Sau đó, Hảo giao cho Phạm Minh Tuấn (SN 1958, TP.HCM) giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT, Lê Thị Minh Huệ (SN 1969, TP.HCM) làm kế toán trưởng công ty.

Năm 2007, qua mối quan hệ làm ăn, Hảo quen biết một người Nhật Bản là chủ thiết bị lặn Tinro 2 (sản xuất năm 1975, không có giấy tờ pháp lý). Hảo nảy sinh ý định sử dụng thiết bị này làm tài sản bảo đảm để ký hợp đồng thuê tài chính với ALCII, mục đích là rút tiền Nhà nước nhằm kinh doanh bất động sản và thanh toán nợ xấu cho một số công ty.

Thực hiện ý định, Hảo thỏa thuận để ông Kochi đưa Tinro 2 làm tài sản góp vốn vào Cát Long Hải. Sau đó, Hảo chỉ đạo Tuấn đưa Tinro 2 ra tận cảng Cửa Cấm (Hải Phòng) cố ý tạo tình huống cho con tàu này bị bắt giữ. Khi Tinro 2 được Sở Tài chính Hải Phòng xử lý bán thanh lý tang vật theo quy định, Hảo chỉ đạo Tuấn làm thủ tục xin mua lại Tinro 2 với giá 100 triệu đồng và tiến hành hoàn thiện thủ tục pháp lý theo kế hoạch.

{keywords}
Các bị cáo đứngn nghe tòa tuyên án.

Do tàu Tinro 2 trị giá chỉ 100 triệu đồng nên Hảo tiếp tục thông đồng với Hoàng Lộc (SN 1963, Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định, thẩm định Việt Nam) và Lê Phúc Đức (SN 1976, Giám định viên) để “thổi giá” Tinro 2 lên thành 130 tỉ đồng, đem cho ALCII lấy số tiền trên. Biết việc làm của Hảo nhưng nhóm thuộc cấp vẫn tiến hành ký kết hợp đồng mua bán, giải ngân trái quy định.

2 án tử hình, 4 án chung thân

Tháng 9/2014, TAND TP.HCM đưa 11 bị cáo trong vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tòa tuyên phạt Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn và Hoàng Lộc cùng mức án tử hình về tội “tham ô tài sản”. Đối với 8 bị cáo còn lại, 4 bị cáo lãnh án tù chung thân, 4 bị cáo lãnh án từ 15 đến 20 năm tù cũng về tội danh trên.

Sau phiên tòa, các bị cáo kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Vũ Quốc Hảo kêu oan, cho rằng hành vi của bị cáo không phạm tội “tham ô tài sản” mà chỉ phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Các bị cáo còn lại cũng kêu oan hoặc đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh, giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX nhận định, căn cứ vào hồ sơ vụ án xét thấy có đủ cơ sở kết luận trong vụ án các bị cáo đã cấu kết, thông đồng với nhau để nâng khống giá thiết bị từ hơn 600 triệu đồng (bao gồm 100 triệu đồng giá mua và tổng chi phí sửa chữa) lên thành 130 tỉ nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. 

Hành vi phạm tội của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại đến sự phát triển của đất nước, gây mất niềm tin trong nhân dân trong bối cảnh tội phạm tham nhũng đang là vấn đề nóng của xã hội nên cần thiết phải nghiêm trị.

Tại tòa, kháng cáo đề nghị đổi tội danh, giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Vũ Quốc Hảo là không có căn cứ chấp nhận, mức án tử hình mà cấp sơ thẩm đã tuyên là tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Đối với kháng cáo của nhóm bị cáo nguyên là nhân viên Cát Long Hải và cán bộ, lãnh đạo ALCII cũng không được HĐXX chấp nhận nên tòa bác đơn kháng cáo, giữ nguyên hình phạt.

Riêng với hai bị cáo Hoàng Lộc và Lê Phúc Đức, HĐXX xét thấy hành vi của 2 bị cáo trên không trực tiếp gây ra thiệt hại trong vụ án, các bị cáo không được hưởng lợi trong số tiền Hảo và đồng bọn chiếm đoạt nên mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên có phần nghiêm khắc. Từ đó, HĐXX chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Hoàng Lộc từ tử hình xuống còn tù chung thân, giảm nhẹ đối với Lê Phúc Đức từ tù chung thân xuống còn 20 năm tù.

M.Phượng