- Với một không khí phấn khởi, kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo Nhà nước mới thì cuộc bầu cử kỳ này sẽ rất thành công, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Ngày 22/5, toàn thể nhân dân sẽ đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Những vấn đề đáng quan tâm nhất của cuộc bầu cử này được chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, tình hình kinh tế- xã hội hiện nay có ảnh hưởng thế nào đến cuộc bầu cử‎ kỳ này?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Tôi cho rằng, thời điểm chúng ta bầu cử kỳ này ngày 22/5 là lúc chúng ta vừa mới kết thúc kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII, vừa kiện toàn bộ máy lãnh đạo Nhà nước mới. Không khí trong nhân dân là đang rất kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo mới sẽ có những chính sách đổi mới trong phong cách làm việc. Người dân hi vọng với bộ máy lãnh đạo mới thì các chính sách mới sẽ có kết quả.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình xã hội cũng có một số vấn đề mà cử tri đang băn khoăn. Đó là vấn đề bảo vệ môi trường... Nhưng không phải vì vấn đề này mà ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Chúng ta bầu cử cho một Quốc hội mới nhiệm kỳ 5 năm. Việc đi bầu cử là quyền và trách nhiệm của các cử tri, của các công dân trong quá trình xây dựng đất nước. Tâm trạng cử tri rất phấn khởi, khi vọng bầu ra những Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có thể thay mặt mình, thực hiện quyền của công dân trong việc giám sát, quyết định các vấn đề tối cao của đất nước.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Cho nên, các cử tri rất mong muốn có một Quốc hội mới, một Hội đồng nhân dân các cấp mới để thực hiện các quyền của công dân. Chúng ta hi vọng là bước sang giai đoạn mới, đất nước hội nhập sâu với kinh tế thế giới, nhất là trong cộng đồng ASEAN, tới đây là TPP, đất nước sẽ chuyển mình, có sứ mệnh mới, đời sống nhân dân sẽ nâng lên. Người dân, cử tri đang kỳ vọng rất nhiều.

Bởi vậy, tôi tin rằng, với một kỳ vọng như thế, trong một không khí như thế, cuộc bầu cử này sẽ diễn ra rất thành công.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, để có thể lựa chọn ra được những ứng viên xứng đáng nhất, đại diện cho quyền lợi, ý chí, nguyện vọng của người dân tham gia trong Quốc hội thì tuyệt đối không "bầu hộ, bầu thay". Theo ông, làm thể nào để kiểm soát không xả ra hiện tượng này?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là quyền, là nghĩa vụ của một công dân trong thực hiện trách nhiệm với tổ quốc, với xã hội. Để người dân không đi bầu hộ, bầu thay, trực tiếp cầm lá phiếu của mình, đi bỏ phiếu, chọn ra người đại diện cho ý chí, quyền lợi, nguyện vọng của mình thì điều này hết sức quan trọng.

Không có cách nào khác là phải tuyên truyền. Chúng ta phải tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu được điều đó, hiểu về nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của công dân đối với đất nước, đối với xã hội.

Về điều này, tôi cho là các cơ quan truyền thông làm tốt vấn đề này và các tổ chức đoàn thế chính trị xã hội cùng chung tay tuyên truyền cho hội viên mình. Làm sao để nhân dân hiểu được điều quan trọng là phải trực tiếp đi bầu cử, không được bầu hộ, bầu thay. Trách nhiệm tuyên truyền này cũng là của toàn xã hội, nhưng vai trò của cơ quan truyền thông lúc này là rất quan trọng.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, ở khâu kiểm phiếu, các cử tri có thể giám sát khâu này ra sao?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Việc kiểm phiếu, theo Luật, kỳ bầu cử này có điểm rất mới. Luật cho phép người ứng cử, người được uỷ quyền của người ứng cử, cơ quan của người ứng cử, phóng viên báo chí sẽ được đến khu vực kiểm phiếu để chứng kiến việc kiểm phiếu. Việc tổ chức kiểm phiếu, giám sát kết quả bầu cử như vậy là công khai, công tâm. Như vậy, kết quả kiểm phiếu sẽ công bằng, khách quan.

Tôi tin rằng, với cơ chế giám sát như vậy và quan trọng nhất là các thành viên Tổ bầu cử, làm việc công tâm, có trách nhiệm lựa chọn những người ưu tú thì tôn tin là việc kiểm phiếu sẽ đúng luật, khách quan.

Nhà báo Phạm Huyền: Bên cạnh đó, vấn đề cử tri quan tâm đặc biệt là việc giải quyết khiếu nai về bầu cử và công bố kết quả. Ông có thể thông tin cụ thể hơn về những nội dung này?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Ngay sau bầu cử xong, Luật cho phép 20 ngày sau, Hội đồng Bầu cử Quốc gia mới công bố biên bản kết quả bầu cử. Tức là tính từ ngày bầu cử là 22/5 thì 20 ngày sau, là ngày 11/6, chúng ta sẽ phải công bố kết quả bầu cử này. Luật cho phép 30 ngày nữa để xem các cử tri có ai có ý kiến gì không, có khiếu nại gì không đối với Đại biểu Quốc hội được trúng cử, các Hội đồng nhân dân các cấp trúng cử.

Luật của chúng ta đã quy định một khoảng thời gian khá rộng để các cử tri xem xét kết quả bầu cử có vấn đề gì không để khiếu nại tới Hội đồng bầu cử Quốc gia hay đối Uỷ ban Bầu cử các địa phương nếu khiếu nại kết quả bầu Hội đồng nhân dân. Ngoài ra, ngay sau khi bầu cử 5 ngày thì Hội đồng và Uỷ ban cũng đã xem xét những việc liên quan đến khiếu nại tố cao như vậy rồi.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin chân thành cảm ơn ông!

VietNamNet

Tin liên quan: