- Để quản lý được loại hình kinh doanh như Uber, Grab, Hiệp hội Taxi TP.HCM vừa kiến nghị lên Bộ GTVT xem xét đây là hãng vận tải.

Trong văn bản gửi Bộ GTVT, Hiệp hội taxi TP.HCM nêu rõ quan điểm: “Grab và Uber là hai đơn vị vận tải hành khách taxi. Đơn vị cung cấp phần mềm chỉ nên cấp phần mềm, không điều hành trực tiếp vận tải, không ký hợp đồng trực tiếp với lái xe mà chỉ ký hợp đồng với đơn vị vận tải”.

Hiệp hội này cũng đề nghị ngăn cấm việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài vào việc khuyến mãi, quảng cáo để thao túng, chiếm lĩnh thị trường vận tải bằng taxi rồi báo lỗ.

“Cần quy định máy chủ đặt ở Việt Nam, ký hợp đồng phải xử lý tranh chấp ở Việt Nam” - văn bản của Hiệp hội taxi TP.HCM nêu rõ.

{keywords}
Hiệp hội Taxi TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT xem xét hoạt động của Grab, Uber

Theo Hiệp hội này, hiện nay, các nước Đông Nam Á như: Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan... đều coi loại hình kinh doanh như Uber, Grab là kinh doanh taxi.

Hiệp hội cho biết, phía Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh, Sở GTVT TP.HCM, Hà Nội cũng đánh giá Grab, Uber là kinh doanh taxi. Tuy nhiên, phía Bộ GTVT vẫn coi đây là kinh doanh “xe hợp đồng”.

“Hiện nay việc định danh các doanh nghiệp cung cấp phần mềm kết nối như Uber, Grab cũng đang còn chưa thống nhất. Hoạt động kinh doanh của Grab, Uber phải được coi là dịch vụ hỗ trợ vận tải (chịu thuế suất VAT 10%), chứ không phải là kinh doanh dịch vụ phần mềm đơn thuần (không chịu thuế VAT) như quan điểm của Bộ GTVT", Hiệp hội này nêu quan điểm.

Hiệp hội Taxi TPHCM kiến nghị: các Hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải là “đối tác của Grab, Uber” phải được xác định là kinh doanh dịch vụ taxi, có thể gọi tên là “Taxi đặt xe qua mạng”. Từ đó, các đơn vị vận tải này phải đáp ứng các điều kiện của kinh doanh taxi.

Theo Hiệp hội Taxi TP.HCM, hoạt động của Grab và Uber như hình thức taxi khiến thị trường taxi TP bị đảo lộn, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ quả số lượng đầu xe taxi liên tục giảm hơn 3.000 xe so với năm 2010, nhiều công ty taxi đã giải thể hoặc sáp nhập.

Trong khi đó, số lượng xe chạy hợp đồng điện tử trong 2 năm qua tăng nhanh và hiện đã hơn 28.000 xe, đa số xe dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử chạy cho hai đơn vị Grab và Uber.  

Hiệp hội này đánh giá con số trên gấp hơn 3 lần số xe taxi hiện nay, vượt qua quy hoạch taxi năm 2025 là 16.500 xe, gây ùn tắc giao thông trầm trọng. Hầu hết các xe tập hợp vào mô hình Hợp tác xã, trong đó có đơn vị có lượng xe lên tới 6.000 chiếc.

Hiệp hội Taxi TP.HCM đánh giá: Đây là kết quả hai mặt trái ngược của vận tải hành khách bằng taxi và vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử được thí điểm theo quyết định số 24 năm 2016 của Bộ GTVT.

Về phía doanh nghiệp vận tải, ông Trương Đình Quý - Phó tổng Giám đốc Vinasun cho hay, trong văn bản mới nhất gửi Bộ GTVT đơn vị cũng yêu cầu hủy Quyết định số 24 QĐ-BGTVT và thực hiện quản lý hoạt động Grab, Uber như hoạt động vận tải taxi.

Theo ông Quý, quyết định số 24 của Bộ GTVT không thực hiện đúng văn bản số 1850 của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý Bộ GTVT thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Trong đó có việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử trong giao dịch thuê xe ô tô thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh và người thuê vận tải.

Vinasun cho rằng, hợp đồng điện tử là khái niệm vận tải taxi bị đánh tráo vì khi sử dụng dịch vụ vận tải hợp đồng là Grab, Uber nhưng người tiêu dùng không thể tìm ra được nội dung hợp đồng vận tải nào được ký kết cho mỗi chuyến đi. Do vậy bản chất Grab và Uber là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, điều cần thiết lúc này là phải định danh dịch vụ vận tải Grab, Uber là dịch vụ vận tải taxi.

"Việc đưa Uber, Grab về đúng bản chất loại hình dịch vụ sẽ giải quyết không cần bổ sung khung pháp lý, đem lại bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cho Nhà nước" - đại diện hãng taxi này kiến nghị.   

TP.HCM xử phạt 416 vụ Grab, Uber vi phạm trong năm 2017

Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong năm 2017 lực lượng Thanh tra giao thông đã phát hiện và lập biên bản 416 trường hợp Uber và Grab vi phạm với số tiền 1,549 tỷ đồng.

Riêng trong tháng 12 Thanh tra Sở GTVT đã phát hiện và lập biên bản 50 vụ Grab và Uber vi phạm với số tiền 187,2 triệu đồng về các lỗi như vi phạm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không có giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định; dừng, đỗ phương tiện không đúng quy định; không có danh sách hợp đồng vận chuyển theo quy định; không có phù hiệu; không niêm yết tên, số điện thoại; không đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đăng ký.

Thanh tra giao thông TP.HCM cho biết năm 2018 sẽ tiếp tục duy trì công tác phối hợp kiểm tra liên ngành, thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên đề, các đợt cao điểm để kiểm tra, xử lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, taxi, Uber, Grab...

Cuộc chiến Uber, Grab vẫn nóng chuyện ai quản

Cuộc chiến Uber, Grab vẫn nóng chuyện ai quản

Cuộc tranh luận nóng về 2 năm hoạt động thí điểm của Uber và Grab nhưng vẫn chưa tìm được phương án quản lý loại hình vận tải này.

Quy định mới của Bộ GTVT với Uber, Grab

Quy định mới của Bộ GTVT với Uber, Grab

Bộ GTVT yêu cầu các xe Uber, Grab phải niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh ở hai bên thân xe, có logo nhận diện.

Tài xế Grabbike chết tức tưởi trên đường mưu sinh

Tài xế Grabbike chết tức tưởi trên đường mưu sinh

Nhận hung tin nam tài xế Grabbike tử vong trên đường mưu sinh, người thân chạy tới hiện trường khóc gào trong đau đớn.

Sau Grab, Đà Nẵng tiếp tục nói không với Uber

Sau Grab, Đà Nẵng tiếp tục nói không với Uber

TP Đà Nẵng khẳng định chưa cho triển khai thử nghiệm ứng dụng Uber và sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động vận tải trái phép.

T. Nguyên