- Quy định vận tải mới sẽ siết chặt điều kiện quản lý đối với xe hợp đồng. Đây được xem là cơ sở để xử lý “xe dù” trá hình xe hợp đồng.

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị đình số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải bằng ô tô. Đây là lần thứ 3 Nghị định về lĩnh vực này được sửa đổi.

Một điểm mới đáng chú ý khác là dự thảo Nghị định bổ sung nhiều điều kiện mới để đưa loại hình kinh doanh xe hợp đồng vào khuôn khổ.

Bộ GTVT cho rằng, quy định tại Nghị định 86 còn đơn giản dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị vận tải chỉ hợp thức hóa các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, lợi dụng vận tải hành khách theo hợp đồng để đặt chỗ cho hành khách rồi đón, trả khách tại các điểm như: bệnh viện, trường học... và dọc các tuyến quốc lộ gây ra tình trạng tranh giành khách làm mất trật tự vận tải.

{keywords}
Xe hợp đồng trá hình len lỏi vào mọi ngõ ngách làm rồi loạn giao thông Hà Nội.

Đánh giá thực tế thời gian qua, Bộ GTVT cho rằng đã xảy ra tình trạng xe vận chuyển hợp đồng cạnh tranh không lành mạnh với các phương tiện hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định; hiện tượng "xe dù, bến cóc" do xe vận chuyển hợp đồng gây nên đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Trong khi, xe hợp đồng là xe chạy không theo tuyến cố định, còn xe tuyến cố định chạy từ bến đến bến, có quy hoạch từ trước.

Tuy nhiên, hiện nay xe hợp đồng có hiện tượng lách quy định để chở khách tuyến cố định bằng cách trên xe in sẵn hợp đồng, khi hành khách lên xe sẽ ghi tên bổ sung.

Vì vậy, dự thảo Nghị định lần này đã điều chỉnh thỏa đáng hơn khi quy định hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách; hợp đồng phải được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe.

Ngoài ra, mỗi chuyến xe chỉ được ký kết một hợp đồng, bởi nếu trên một xe 50 chỗ ngồi mà có 50 hợp đồng thì không khác gì xe tuyến cố định bán vé, điều này không phù hợp.

Nhiều quy định mới

Dự thảo nghị định sửa đổi lần này cũng bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước theo giá trị hợp đồng đã ký kết; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều người thuê vận tải khác nhau.

Không được bán vé và thu tiền cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được gom khách lẻ; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức (trừ xe hợp đồng chở học sinh, sinh viên, công nhân viên... đi theo một hành trình lặp đi lặp lại nhưng phải có hợp đồng và danh sách hành khách trong suốt thời gian thuê xe).

Ngoài quy định trên, Nghị định sửa đổi lần này cũng bỏ quy định liên quan đến số lượng xe tối thiểu của đơn vị kinh doanh vận tải.

Trước đây Nghị định quy định, doanh nghiệp (DN), HTX kinh doanh vận tải theo từng loại hình phải có số lượng xe tối thiểu đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các TP trực thuộc TƯ, các địa phương và huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), cho biết nếu theo lộ trình quy định tại Nghị định 86, hầu hết các đơn vị này sẽ không thực hiện được quy định về quy mô, sẽ gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN. Nếu tiếp tục quy định số lượng xe tối thiểu, đương nhiên các DN nhỏ không thể thực hiện được.

Đây là cơ sở để dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 đã bỏ quy định trên.

Dự thảo sử đổi Nghị định lần này cũng quy định ô tô kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa phải có phù hiệu. Đối với xe khách có giường nằm 2 tầng, không được hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi; tài xế phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên...

Lại 'nóng' chuyện 12 doanh nghiệp tố xe dù, bến lậu ở TPHCM

Lại 'nóng' chuyện 12 doanh nghiệp tố xe dù, bến lậu ở TPHCM

Cho rằng lãnh đạo TPHCM nhiều lần yêu cầu xử lý kiên quyết nạn “xe dù, bến lậu” nhưng các cơ quan quản lý vẫn thờ ơ nên đại diện 12 doanh nghiệp vận tải hành khách trên địa TP đã có kiến nghị gửi lên Chính phủ xử lý.

Chủ tịch TPHCM: 'Dẹp nạn bến xe dù trái phép không lòng vòng nữa'

Chủ tịch TPHCM: 'Dẹp nạn bến xe dù trái phép không lòng vòng nữa'

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa chỉ đạo Sở GTVT TPHCM cùng chủ tịch quận huyện trên địa bàn TP phải kiên quyết dẹp bến cóc xe dù cuối năm 2016 nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Thứ trưởng GTVT 'hẹn' Phó GĐ Sở vi hành dẹp xe dù

Thứ trưởng GTVT 'hẹn' Phó GĐ Sở vi hành dẹp xe dù

Bức xúc vì người dân liên tiếp than phiền về tình trạng “xe dù” bắt khách dọc đường, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ yêu cầu ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội cùng “vi hành” để xử lý dứt điểm tình trạng này.

Không cấp phép kinh doanh với “xe dù”!

Không cấp phép kinh doanh với “xe dù”!

 “Một doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm bắt khách dọc đường thì thu hồi giấy phép hoạt động và có văn bản tới Sở GTVT địa phương yêu cầu không cấp phép cho xe đó vào Hà Nội”.

'Mấy Tết nay, tôi phải bế con nhảy xe dù'

'Mấy Tết nay, tôi phải bế con nhảy xe dù'

Vé xe Tết Nguyên đán 2013 tại TP.HCM tăng đến 60% với tốc độ bán ra chóng mặt. Nhiều công nhân đến xếp hàng mua vé để về quê Tết đã phải ngậm ngùi ra về.

Vũ Điệp