- Công việc nặng nhọc, mức lương quá thấp khiến hơn 500 nhân viên đường sắt bỏ việc. Ngành đường sắt vừa phải đề nghị Bộ GTVT tăng lương cho cán bộ công nhân viên.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, nhiều năm vừa qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia rất hạn chế nên chỉ giải quyết được vấn đề an toàn chạy tàu.

Chi phí nhân công trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt cũng phải chiết giảm, không đáp ứng đủ yêu cầu, chế độ tiền lương, đơn giá ngày công theo quy định được hưởng đối với người lao động.

Người lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với khối lượng lớn, cường độ cao nhưng thu nhập thấp, chưa được trả đúng, trả đủ chế độ quy định và chưa tương xứng công sức lao động bỏ ra đã tạo nên một “làn sóng” nghỉ việc.

Công việc nặng nhọc, trong khi mức lương chưa tương xứng khiến nhiều nhân viên ngành đường sắt nghỉ việc

Thực tế lương bình quân của công nhân gác đường ngang nếu tính theo chế độ quy định là 7,4 triệu đồng nhưng tỷ lệ lương được duyệt thực lĩnh chỉ rơi vào 5,2 triệu đồng (đạt 70%); công nhân tuần đường là 6 triệu đồng và công nhân duy tu đường sắt là 6,7 triệu đồng trong khi 2 đối tượng này được hưởng lương theo chế độ quy định lên tới 8,3 triệu đồng.

Mỗi ca trực tại gác chắn Trường Chinh - Ngã Tư Vọng có 3 nhân viên, làm 12 tiếng và nghỉ 24 tiếng. Thu nhập bình quân 4,6 triệu đồng/tháng, nếu trừ tiền phí đóng BHYT, BHXH, công đoàn… thì chỉ còn 4 triệu.

Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, số lao động xin thôi việc trong khối quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là 508 người, kinh phí chi trả là 9,8 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đào Việt Phương, Đội trưởng Đội gác chắn đường ngang Giáp Bát cho biết, mỗi ca trực tại gác chắn Trường Chinh - Ngã Tư Vọng có 3 nhân viên, làm 12 tiếng và nghỉ 24 tiếng. Thu nhập bình quân 4,6 triệu đồng/tháng, nếu trừ tiền phí đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn… thì chỉ còn 4 triệu với điều kiện làm đủ 21 ca trong tháng.

Theo ông Phương, từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 10 nhân viên gác chắn nghỉ việc, đa phần là người trẻ vì công việc vất vả nhưng lương thấp.

Đề xuất tăng lương

Từ thực tế trên, VNR đề xuất và kiến nghị Bộ GTVT xem xét, ưu tiên tính đúng, tính đủ các quy định của Nhà nước về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi và chế độ tiền lương với lực lượng lao động gác chắn đường ngang, tuần đường có tính chất đặc biệt này.

Đối với công nhân gác chắn đường ngang, tiền lương được tính trên cơ sở số lao động định mức cần thiết nhân với mức lương bình quân chế độ. Mức lương được đưa ra là 7,95 triệu đồng/người.

Hiện nay số điểm gác đường ngang do ngân sách chi trả là 616 điểm cho 3.068 người nếu tính theo mức lương đề xuất thì năm 2018 sẽ tăng thêm 104,7 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 2,84 triệu đồng/người/tháng (tổng tiền lương gác chắn năm 2017 là 188 tỷ đồng).

Đối với công nhân tuần đường, tiền lương được tính trên cơ sở định mức lao động ngày công theo sản phẩm km đường duy tu nhân với đơn giá tiền lương ngày công của công nhân tuần đường.

Vì thế, đơn giá tiền lương ngày công bình quân (chưa kể phụ cấp, làm đêm, chế độ khác) của công nhân tuần đường là 342.505 đồng/công, tiền lương kế hoạch năm 2018 cho công tác tuần đường (chưa có phần tiền lương trả thêm làm việc vào ban đêm) là 165,5 tỷ đồng.

Người đàn ông nhận lương hưu hơn 100 triệu từng giữ chức gì?

Người đàn ông nhận lương hưu hơn 100 triệu từng giữ chức gì?

Người đàn ông hưởng lương hưu cao nhất cả nước từng là TGĐ của một DN có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại VN.

Xây đường sắt cao tốc cự ly 300km: Căng vốn, chưa đủ trình độ

Xây đường sắt cao tốc cự ly 300km: Căng vốn, chưa đủ trình độ

Làm đường bộ cao tốc thì tự chủ được tư vấn thiết kế, xây dựng... còn làm đường sắt tốc độ cao, 90% khối lượng dự án phải lệ thuộc vào nước ngoài.

Tàu hỏa đẩy văng xe ben 200m, đường sắt tê liệt

Tàu hỏa đẩy văng xe ben 200m, đường sắt tê liệt

Khoảng 15h50 chiều nay, tại đường ngang có biển cảnh báo qua xã Canh Thuận (huyện Vân Canh) xảy ra một tai nạn giữa tàu hỏa và xe ben.

Tàu hỏa đâm ô tô: Đường sắt 'bất lực' đòi bồi thường

Tàu hỏa đâm ô tô: Đường sắt 'bất lực' đòi bồi thường

Ngành đường sắt chưa nhận được vụ bồi thường nào từ người điều khiển xe cơ giới đi qua đường ngang bị tàu đâm vào.

Vũ Điệp