- Do nguồn vốn vay từ ngân hàng China Eximbank (Trung Quốc) chậm nên dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có nguy cơ chậm tiến độ.

Đại diện Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cho hay, hiện nay dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang nợ nhà thầu phụ khoảng 600 tỷ đồng và nhà thầu phản ứng rất gay gắt.

Ông Vũ Hồng Phương, Phó tổng giám đốc Ban QLDA đường sắt thừa nhận, đúng là đang xảy ra tình trạng các nhà thầu phụ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thi công cầm chừng. 

Ông Phương nói rõ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do Tổng thầu EFC không thanh toán khối lượng đã thi công cho các nhà thầu phụ. Nhiều thầu phụ đang phải gồng mình để ứng vốn nên đã giãn tiến độ thi công.

{keywords}
Chậm tiến độ khiến dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đội vốn hơn 315 triệu USD

Theo kế hoạch, hết tháng 9, đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ đóng điện để vận hành thử liên động toàn hệ thống, nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị chậm tiến độ do nguồn vốn dự án bị chậm.

Do “đói” vốn nên ngay cả khâu chế tạo và đưa thiết bị của dự án về nước đến nay cũng bị chậm so với kế hoạch.

Được biết, trong tổng số 22,75 triệu USD đã được Bộ Tài chính ký đơn rút vốn theo kế hoạch tại thời điểm này, China Eximbank (Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc) mới giải ngân 4,5 triệu USD.

Tiếp tục chậm tiến độ, đội vốn?

Hiện khối lượng xây lắp công trình, phần hạ tầng chạy tàu đã cơ bản hoàn thành. Toàn bộ 13 nhà ga trên cao của tuyến đường sắt cũng đã hoàn thành kết cấu chính. Nhà thầu đang triển khai thi công đường ray kết nối khu depot và ray nhánh nội bộ đến các phân khu.

Tuy nhiên, phần nền đường, hàng rào, đường nội bộ, một số hạng mục và gói thiết bị phục vụ dự án đang chậm tiến độ.

Đại diện tổng thầu EPC, Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thừa nhận, nguyên nhân dự án bị chậm tiến độ là do thiếu vốn.

Năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%); vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Năm 2016, tổng mức đầu tư tăng vốn lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó đứng trước tình trạng đội vốn vì lãi suất tăng từng ngày.

Với khoản vay 669 triệu USD từ Trung Quốc, theo tỷ giá hiện nay tương đương 14.718 tỷ đồng, chỉ tính lãi vay thấp nhất (3%/năm), mỗi ngày dự án phải trả lãi ít nhất 1,2 tỷ đồng. Số lãi này chưa tính vốn góp 198 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án.

Cũng như lần tăng vốn thêm 315,18 triệu USD (được đưa ra vào năm 2013, quyết định năm 2016) nêu trên, nguyên nhân chủ yếu do chậm tiến độ dẫn đến trượt giá và điều chỉnh thiết kế.

Hình ảnh tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức lộ diện

Hình ảnh tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức lộ diện

Dưới đây là hình ảnh đoàn tàu vừa tháo bỏ lớp bạt bên ngoài chiều nay.

Cẩu tàu Cát Linh - Hà Đông lên đường sắt trên cao trong đêm

Cẩu tàu Cát Linh - Hà Đông lên đường sắt trên cao trong đêm

Gần 3h sáng nay, cẩu bánh xích 400 tấn đã nâng thành công toa tàu đầu tiên lên ray đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). 

544 bánh xe siêu trường siêu trọng “hộ tống” đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông

544 bánh xe siêu trường siêu trọng “hộ tống” đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông

Để “hộ tống” 1 toa tàu nặng 35 tấn từ cảng Hải Phòng về tới Hà Nội, đơn vị vận chuyển phải sử dụng 1 xe có trọng tải 640 tấn với 136 bánh xe, cả đoàn tàu cần 4 xe tương ứng 544 bánh xe.

Tổng thầu Trung Quốc: Đường sắt trên cao chậm do thiếu tiền

Tổng thầu Trung Quốc: Đường sắt trên cao chậm do thiếu tiền

Các hạng mục hoàn thành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang bị chậm tiến độ được tổng thầu Trung Quốc thừa nhận là do thiếu vốn.

Vũ Điệp