Theo quy định của pháp luật, cảnh sát giao thông có trách nhiệm thực hiện tuần tra, kiểm soát, bảo vệ trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông. Nhưng, có phải cứ cảnh sát giao thông là được dừng xe, hoá trang làm nhiệm vụ?

Theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ đã quy định rõ:

Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi Vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp kịp thời các Hành vi xâm phạm an ninh, trật tự; nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự.

{keywords}

Ảnh minh hoạ

Cảnh sát giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát có các nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an địa phương và kế hoạch tuần tra kiểm soát của thủ trưởng đơn vị, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát phát hiện những sơ hở, thiếu sót về quản lý trật tự, an toàn giao thông để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.

Được dừng Phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông.

Lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

Tạm giữ giấy tờ, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện, Khám người, khám phương tiện; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chỉ huy, điều khiển giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật giao thông đường bộ. Được áp dụng các biện pháp tạm cấm đường, mở đường để điều hòa giao thông khi có tình huống cấp thiết và phải giải tỏa ngay khi tình huống cấp thiết không còn.

Khi tuần tra, kiểm soát trực tiếp gặp hoặc được thông báo có vụ tai nạn giao thông xảy ra, phải đến ngay hiện trường, tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường; tổ chức hướng dẫn đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn và điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát để phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và các cá nhân trên tuyến giao thông phối hợp giải quyết khi có tình huống phức tạp về trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

Được quyền và chịu trách nhiệm việc trưng dụng người điều khiển và các loại phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc để cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật và của ngành Công an.

Quy định đối với cảnh sát giao thông cấp quận, huyện

Thông tư 65/2012/TT-BCA cũng quy định đối với cảnh sát giao thông cấp quận, huyện: Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh;

Trên đoạn quốc lộ đi qua thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, nếu phát hiện các hành vi vi phạm về giao thông tĩnh và các hành vi vi phạm như: chạy xe lạng lách đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng; đua xe trái phép; đi ngược chiều đường; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển mô tô, xe gắn máy chở quá số người quy định; điều khiển, ngồi trên xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, CSGT cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được phép xử lý các vi phạm giao thông đã được nêu liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy trên đoạn quốc lộ đi qua địa bàn của mình.

Còn đối với phương tiện ôtô khi đang di chuyển trên đường quốc lộ, cảnh sát giao thông cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không có quyền yêu cầu dừng xe, xử lý vi phạm, mà chỉ được phép xử lý trong trường hợp giao thông tĩnh, tức là, xử lý các vi phạm khi xe ôtô đó không tham gia lưu thông trên đường.

Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Cũng theo quy định của pháp luật, khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được bố trí một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra, kiểm soát để hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi tuyến, địa bàn phân công. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau:

Khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải có phương án, kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; phải có phương án, kế hoạch được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt.

Đồng thời tại Điều 10, chương IV, Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ cũng đã quy định rõ:

Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 1 Điều này;

Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt.

Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi địa bàn được phân công.

Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp để luôn có sự phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

(Theo VnMedia)