- Xung quanh việc Bộ GTVT chuyển từ thu phí các dự án BOT thành thu giá, chuyên gia cho rằng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, Bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh.

Không cần thiết

Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, việc đổi tên thu phí thành thu giá là không cần thiết. Người dân chỉ cần biết trạm BOT nằm có đúng chỗ không, giá cả có hợp lý không, chứ không cần biết giá hay phí.

Còn việc Bộ GTVT cho rằng, thay như vậy là để HĐND “không được quyền liên quan” đến giá là không được, vì HĐND có quyền đóng góp ý kiến việc giá cả hoặc phí có hợp lý không.

“Tôi cho rằng phí và giá đều có ý nghĩa như nhau. Khi đưa ra pháp luật phí cũng là một dạng giá. Sau khi tính toán các chi phí rồi tính ra một mức phí thu thì đó cũng chính là giá và giá đó cũng chính là phí. Tuy nhiên, thu phí thì nó mang tính dân dã hơn, còn đưa giá vào thì lại cứng nhắc”, ông Thuỷ nói.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho hay, thu phí hay thu giá thì bản chất của BOT vẫn là thu tiền sử dụng đường bộ.

Theo ông Thanh, lâu nay cứ gọi là phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ, nhưng sau khi luật Ngân sách được Quốc hội phê duyệt thì tất cả phí phải tập trung về ngân sách nhà nước. Trong khi tiền sử dụng đường bộ trên các trạm BOT không phải là nguồn tiền từ ngân sách.

“Nếu chuyển sang thu giá gây khó hiểu cho người dân thì các nhà ngôn ngữ học nên chọn cho họ một từ khác cho phù hợp hơn. Còn tôi cho rằng có gọi là trạm thu phí hay thu giá thì đều là tiền sử dụng đường bộ”, ông Thanh nói.

Vì lợi ích của ai?

TS Phạm Sanh cho rằng, hiện luật Phí và lệ phí cũng như luật Giá cùng tồn tại chung chung về cả phí và giá dịch vụ sử dụng đường bộ, nên dùng sao cũng được. Nhưng vấn đề nằm ở cách giải thích của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

Theo đó, dù giá hay phí, các dự án giao thông đều thuộc trách nhiệm Nhà nước phải đầu tư, Nhà nước chỉ nhượng quyền khai thác dự án có thời hạn thông qua thu phí để chủ đầu tư bỏ tiền ra làm đường thay Nhà nước.

{keywords}
Trạm thu phí được đổi thành trạm thu giá

Các dự án hợp tác công - tư (PPP) trong đó có BOT phải luôn hài hoà lợi ích giữa Nhà nước – người dân – nhà đầu tư. Trong đó Nhà nước đại diện cho dân đứng ra đàm phán với nhà đầu tư ký hợp đồng nên phải bảo vệ lợi ích người dân, đứng về phía người dân để đàm phán với nhà đầu tư.

Việc đàm phán ký hợp đồng làm sao có được tuyến đường tốt nhất, chi phí đầu tư thấp nhất, thời gian thu hồi vốn ngắn nhất, mức phí/giá người dân phải trả thấp nhất...

Để bảo vệ lợi ích người dân, theo ông Sanh, trước khi kêu gọi đầu tư vào hạ tầng giao thông, Bộ GTVT phải xây dựng được bộ khung, các công thức tính toán, sau đó đưa dự án ra đấu thầu, nhà đầu tư nào bỏ ít vốn nhất, đường tốt nhất, phí/giá thấp nhất, thời gian thu ngắn nhất sẽ được chọn.

Nếu hiểu theo cách đó, sẽ không xảy ra chuyện giá sẽ cao hơn phí, hay thu phí sẽ bảo vệ lợi ích người dân hơn giá.

Thế nhưng, sau khi các trạm thu phí BOT bị người dân phản ứng, Bộ GTVT đã chuyển sang dùng từ “trạm thu giá” để tránh. 

Ông Sanh phân tích, các nước trên thế giới cũng làm BOT như Việt Nam, nhưng có nước để giá, còn đa số vẫn để phí đường bộ.

Dù tư nhân làm đường, tài sản đó bản chất vẫn là công sản, nhà đầu tư chỉ thu phí/giá một thời gian để thu hồi vốn rồi trả về cho Nhà nước quản lý.

Do đó, theo ông Sanh, Bộ GTVT có để thu phí đường bộ vẫn không sai, còn nếu do luật quy định có thể kiến nghị bổ sung luật, không nên quá cứng nhắc. Về ngôn ngữ dùng “trạm thu giá” là tối nghĩa và có phần khôi hài.

Phí thấp hơn giá

Theo PGS TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), các quy định pháp luật đều đã nói rõ về việc phí và lệ phí đối với từng loại hình dịch vụ.

Phí vẫn luôn thấp hơn giá vì mang tính phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa thu phí mục đích chỉ mang tính duy tu, bảo trì đường bộ là chính, còn lại lấy từ ngân sách để duy tu bảo trì đường.

Ông Long nói rõ, việc thu phí BOT chỉ được phép khi nhà đầu tư phải tạo ra một con đường mới, phải đầu tư vốn để làm đường và nhà đầu tư được thu tiền để thu hồi vốn trong thời gian nhất định. Bởi vậy trong các quy định về phí và lệ phí có rất nhiều danh mục quy định những khoản nhà nước được thu và không được thu.

Bàn về việc Bộ GTVT cho DN đầu tư BOT chuyển sang thu giá, ông Long cho rằng, gọi chính xác nhất phải là trả giá sử dụng đường bộ.

Người nhận tiền là người thu giá và người mua là người trả giá. Nếu phân định thì cần làm rõ trạm thu phí là dùng cho đối tượng đầu tư hay là người tiêu dùng được thụ hưởng.

Ông Long cũng nói thêm, thời gian qua BOT bị người dân phản đối là vì có sự bất công trong thu phí, định giá thu phí quá cao, thậm chí không cho người dân lựa chọn đường đi. Người phản đối cho rằng họ phải trả “giá đường bộ” quá đắt.

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

BOT: Vì sao trạm thu phí chuyển thành trạm thu giá?

Vì sao trước đây các trạm thu phí BOT thu phí BOT để hoàn vốn dự án nhưng từ 1/1/2017 lại xuất hiện thuật ngữ thành thu giá BOT?

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật

Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.

Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'

Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'

Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.

Vũ Điệp