Hội thảo do UPS và VJCC phối hợp tổ chức lần này sẽ khuyến khích DN Việt Nhật phối hợp và tận dụng các hiệp định thương mại để thụ hưởng các đặc quyền thương mại như là các quy định về xuất xứ và phương tiện giao thương.

Ông Jeff McLean- Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam chia sẻ thêm về những chuẩn bị cần có của DN Việt Nam để nắm bắt cơ hội hội nhập.

Học hỏi từ các nhà sản xuất Nhật Bản

- Xin ông cho biết thêm thông tin về hội thảo do UPS và Trung Tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam (VJCC) phối hợp tổ chức trong thời gian gần đây.

Hội thảo UPS-VJCC là một trong những hội thảo bồi dưỡng năng lực nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nâng cao kỹ năng và kiến thức, giúp họ hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành DN mang tầm vóc quốc tế.

Đối với hội thảo UPS-VJCC lần này, chúng tôi tập trung khuyến khích các DN Việt Nhật phối hợp và tận dụng các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản để thụ hưởng các đặc quyền thương mại như là các quy định về xuất xứ và phương tiện giao thương.

{keywords}

- Tại sao các DN Việt Nam lại nên làm việc với các nhà sản xuất Nhật Bản, thưa ông?

Nhật Bản và Việt Nam đã có mối quan hệ giao thương từ lâu, và đến thời điểm hiện tại,Nhật Bản đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với tổng giá trị lên đến 14.7 triệu USD vào năm 2014 .

Hãy lấy ngành công nghiệp ô tô địa phương làm ví dụ. Hiện nay, hầu hết các phụ tùng ô tô sản xuất ở Việt Nam được sử dụng trong nước, và hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, hiệp định TPP sẽ cho phép Việt Nam hưởng lợi từ “các quy định về xuất xứ” nêu rõ rằng chỉ có các sản phẩm sản xuất bởi các quốc gia trong khối thành viên mới có đặc quyền từ lợi ích của hiệp định TPP. Điều này mang lại lợi ích từ việc thuế hải quan thấp hơn khi bán ở các thị trường TPP như là Mỹ, các DN sản xuất phụ tùng ô tô Nhật Bản sẽ có thể tìm nguồn cung cấp phụ tùng ô tô từ Việt Nam thay vì các quốc gia không nằm trong khối thành viên TPP.

Một trong những lý do khác mà các DN Việt Nam nên nắm bắt cơ hội làm việc với các DN Nhật Bản toàn cầu là bản thân các DN Việt Nam có thể học hỏi trước hết là cách họ quản lý DN và những chiến lược nhằm nâng cấp chuỗi cung ứng và ứng dụng vào kinh doanh.

Chuẩn bị năng lực đón cơ hội hợp tác

- Theo ông các DN Việt Nam cần trang bị điều gì để trở thành nhà cung cấp của các nhà sản xuất Nhật Bản?

Để tận dụng các lợi thế và trở thành nhà sản xuất được chọn lựa, các DN Việt Nam cần phải suy xét khả năng đáp ứng được nhu cầu đúng thời điểm và làm thế nào để nổi trội hơn các đối thủ quốc tế khác.

Để phục vụ cho việc sản xuất đúng thời điểm, các DN Việt cần vẽ ra sơ đồ cung ứng xuyên suốt nhằm nâng cao hiệu quả. Điều này bao gồm việc xác định những trở ngại ban đầu trước khi nó hình thành một vấn đề lớn hơn, cũng như bảo đảm với khách hàng rằng các lô hàng sẽ được giao đúng thời điểm.

Để cạnh tranh với đối thủ, các DN Việt Nam sẽ phải nâng cao dịch vụ khách hàng. Đây là vấn đề thiết yếu một khi các khoản phí và chất lượng được đáp ứng, dịch vụ khách hàng cao cấp sẽ là nền tảng tạo nên sự khác biệt so với các nhà cung cấp khác.

Một phần của một dịch vụ khách hàng tốt là việc khiến thông tin từ khách hàng đến nhân viên bán hàng trở nên dễ dàng hơn, hoặc tạo điều kiện để khách hàng có thể tiếp cận được thông tin chi tiết hơn về sản phẩm nhằm hỗ trợ quyết định mua hàng.

- Ngoài làn thương mại Việt Nam - Nhật Bản, ông cho rằng đâu là cơ hội lớn cho các DN Việt?

Giao thương trong châu Á nhìn chung mang đến nhiều tiềm năng hơn cho DN Việt. Tầng lớp trung lưu của châu Á chiếm 64% tầng lớp trung lưu toàn cầu và sẽ đóng góp hơn 40% vào số liệu tiêu dùng của giới trung lưu toàn cầu vào năm 2030.

Với những cải thiện gần đây vào việc truy cập Internet, thương mại điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng làm cầu nối cho sự phát triển thương mại trong châu Á, tạo nhiều cơ hội cho các DN B2C và B2B.

Các DN cần đưa ra chiến lược liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử nhắm đến các khách hàng quốc tế và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thương mại phi biên giới.

- Xin ông cho lời khuyên dành cho các DN Việt hiện đang mở rộng ra các thị trường mới trong châu Á.

Lời khuyên đơn giản nhất là hãy làm việc với một đối tác! Các DN cần tập trung vào điểm mạnh của mình và tìm kiếm các đối tác khác sở hữu những yếu tố bổ trợ cho họ.

UPS là một đối tác điển hình trong việc giúp đỡ các DN mở rộng ra trường quốc tế. Chúng tôi đã hình thành nhiều bước cải tiến quan trọng đối với mạng lưới trong châu Á để đảm bảo có đủ khả năng giúp các DN khai thác tuyến thương mại đang ngày càng phát triển này.

Hồng Quyên