Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In nhất trí không tập trận chung trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2.


Thông tin trên vừa được Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc công bố, ngay sau bước đột phá ngoại giao mà Seoul và Bình Nhưỡng vừa đạt được, theo đó hai bên sẽ nối lại liên lạc.

{keywords}
Đột phá liên tiếp trên Bán đảo Triều Tiên

CNN đưa tin, Nhà Xanh ra thông cáo cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 4/1, ông Trump và ông Moon "nhất trí không tổ chức tập trận chung trong thời gian Pyeongchang Olympics" ở Hàn Quốc. Sự kiện thể thao này diễn ra từ ngày 9 đến 25/2.

Một quan chức quân sự Mỹ cũng xác nhận với CNN rằng sẽ không có tập trận chung trong khoảng thời gian này. 

Lãnh đạo Triều Tiên từ lâu đã lên án các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và thường gọi chúng là mối đe dọa trực tiếp đối với Bình Nhưỡng.

Ngày 3/1, ông Kim ra lệnh hồi sinh đường dây nóng với Hàn Quốc vốn đã "nguội lạnh" suốt gần 2 năm qua. Đây là một sự đảo chiều hoàn toàn của Triều Tiên sau một năm căng thẳng và thù địch cao độ với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Liên lạc giữa Bình Nhưỡng và Seoul đã được thực hiện qua đường dây nóng trong hai ngày liên tiếp 3 và 4/1.

Bước đột phá này diễn ra sau khi Chủ tịch Kim Jong Un bày tỏ hy vọng trong bài phát biểu đầu năm mới rằng đất nước ông có thể tham gia vào Olympics.

"Mỹ ủng hộ Tổng thống Moon 100%", ông Trump nói với người đồng cấp Hàn Quốc trong cuộc điện đàm 30 phút, theo thông cáo của Nhà Xanh. Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí nói sẽ cử các đại diện cấp cao tới Thế vận hội Mùa Đông, trong đó có chính gia đình ông.

Nhà Trắng không phản hồi trước yêu cầu bình luận của CNN về diễn biến mới nhất.

Quyết định ngừng tập trận là một phản ứng dịu hơn từ Tổng thống Mỹ, người mà vài ngày trước còn tuyên bố ông có nút hạt nhân "to hơn và mạnh hơn nhiều" so với nút hạt nhân của Kim Jong Un. Vị Tổng tư lệnh Mỹ còn tìm cách tăng niềm tin cho bước đột phá về đối thoại Hàn - Triều.

"Với tất cả 'các chuyên gia' đã thất bại thì ai có thể tin được đối thoại và đàm phán sẽ diễn ra giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ngay bây giờ, nếu tôi không cứng rắn, mạnh mẽ và sẵn sàng sử dụng 'sức mạnh' tổng lực của chúng ta đối với Triều Tiên", ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter ngày 4/1.

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Moon và Trump cũng nói về chủ đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Trong năm 2017, Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa, và trong tháng 9, nước này thử hạt nhân lần 6 và cũng là uy lực nhất, khiến Liên Hợp Quốc áp một loạt đòn cấm vận.

Tuyên bố của Chủ tịch Triều Tiên về khả năng cử các vận động viên sang dự Thế vận hội Mùa Đông và nối lại liên lạc với Hàn Quốc đã tạo ra hy vọng rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ cởi mở hơn với đối thoại về tham vọng hạt nhân của mình. Phía Tổng thống Moon nói đối thoại giữa hai bên chắc chắn sẽ "giúp định tông cho một cuộc hội đàm giữa Mỹ và Triều Tiên để giải quyết các vấn đề hạt nhân". 

Thanh Hảo

Triều Tiên trúng tên lửa của chính mình

Triều Tiên trúng tên lửa của chính mình

Một tên lửa Triều Tiên đã nổ ngay trên khu vực đông dân cư của thành phố Tokchon của nước này, báo The Diplomat dẫn nguồn tin chính phủ Mỹ cho hay.

Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Triều Tiên và Hàn Quốc đang tìm kiếm cách thức tiến tới đối thoại sau một năm căng thẳng leo thang nguy hiểm.

Ngỡ ngàng công viên nước hiện đại của Triều Tiên

Ngỡ ngàng công viên nước hiện đại của Triều Tiên

Công viên nước Munsu có cả bể bơi trong nhà lẫn ngoài trời, sông lười và vô số cầu trượt lượn sóng.

Mỹ-Trung mật đàm về khủng hoảng Triều Tiên?

Mỹ-Trung mật đàm về khủng hoảng Triều Tiên?

Cuộc khủng hoảng Triều Tiên được cho là sẽ lên tới đỉnh điểm căng thẳng trong năm 2018, khi Bình Nhưỡng tiến gần hơn tới đích phát triển một tên lửa có thể tấn công đất Mỹ.

Con số tiết lộ thực lực quân sự Triều Tiên

Con số tiết lộ thực lực quân sự Triều Tiên

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên năm 2017 tăng cao do Bình Nhưỡng nhiều lần thử tên lửa và hạt nhân, trong khi Mỹ cùng các đồng minh liên tục tập trận.