Những bức ảnh chụp Thế chiến thứ nhất đã được tô màu để tái hiện sự tàn khốc của cuộc chiến mà không ai muốn sẽ xảy ra một lần nữa.

Tiết lộ bất ngờ về thông điệp cuối cùng từ MH370

Máy bay Air France chao đảo giữa cơn bão

Thế giới 24h: Kim Jong Un 'bắn tim' trên núi thiêng

Ngày này năm xưa: Bị Liên Xô hạ thế độc quyền, Mỹ 'hốt hoảng'

Chùm ảnh được đăng tải trên báo Daily Mail.

{keywords}
Binh sĩ Anh trên một con thuyền hướng tới Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5/1915. Trận Gallipoli, kéo dài từ 25/4/1915 tới 9/1/1916, do quân Đồng minh Anh - Pháp phát động nhằm chiếm thủ đô của Đế chế Ottoman. Được xem là chiến dịch đổ bộ lớn nhất và tham vọng nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc tấn công thất bại với thiệt hại nặng nề cho cả hai phía.
{keywords}
Phi đội tàu bay 50 tại sân bay Clermont-en-Argonne, Pháp, năm 1918. Thời kỳ đầu Thế chiến thứ nhất, Không quân Hoàng gia Anh được hỗ trợ từ lực lượng pháo binh. Các phi công Anh sau này đã có những cuộc “không chiến” với phi công Đức.
{keywords}
Một binh sĩ đang lội qua đầm lầy Zonnebeke, nơi diễn ra trận chiến Passchendaele tại Mặt trận phia Tây của Pháp. Trận chiến diễn ra từ tháng 7-11/1917. Bức ảnh này được tô màu để những thế hệ sau thấy rõ hơn về sự tàn khốc của Thế chiến thứ nhất.
{keywords}
Sau khi kết thúc điều trị tại Nhà Thờ lớn, những binh sĩ bị thương diễn tập đánh trận tại Cung điện lớn ở thủ đô Paris, Pháp. Trong Thế chiến thứ nhất, Cung điện lớn tại Paris cũng được sử dụng như một bệnh viện quân sự.
{keywords}
Những kỵ binh Ấn Độ tham chiến tại Somme, miền Bắc nước Pháp năm 1916. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Ấn Độ chống lại quân đội Đế quốc Đức ở Mặt trận phía Tây. Hơn 1 triệu binh sĩ Ấn Độ đã tham chiến ở nước ngoài, trong đó ít nhất 74.187 binh sĩ Ấn Độ đã tử trận.
{keywords}
Quân đội Ireland trong chiến dịch Mesopotamian- vùng Lưỡng Hà, giữa hai sông Tigris và Euphrates ở Iraq và Syria ngày nay. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội Anh, Australia và Ấn Độ chiến đấu với Đế chế Ottoman.
{keywords}
Bức ảnh chụp binh sĩ Đức trên boong tàu trước trận chiến. Năm 1914, Anh là nước có lực lượng Hải quân lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Hải quân Hoàng gia Anh có hàng trăm tàu chiến và hơn 200.000 thủy thủ. Đứng sau Anh chính là Hải quân của Đức.
{keywords}
Bức ảnh chụp các binh sĩ Anh tươi cười khi chiếm được một hào quân sự của Đức tại Serre, Pháp tháng 3/1917. Trong hơn 2 năm đầu của Thế chiến thứ nhất, ngôi làng Serre do quân Đức kiểm soát. Quân đội Anh đã không giành được quyền kiểm soát Serre trong trận chiến Somme vào tháng 11/1916. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó họ đã làm được điều này.
{keywords}
Binh sĩ Ấn Độ chiến đấu cho quân đội Anh ở Mặt trận phía Tây. Trong Thế chiến thứ nhất, Ấn Độ đóng góp những sư đoàn và lữ đoàn trên các mặt trận ở châu Âu, Địa Trung Hải và Trung Đông.
{keywords}
Binh sĩ Anh đang quan sát trận địa tại Pháp. Hơn 70 triệu binh sĩ, trong đó, 60 triệu tại các nước châu Âu, đã được huy động cho Thế chiến thứ nhất. Ước tính, 9 triệu binh sĩ và 7 triệu dân thường đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.
{keywords}
Một nhóm các binh sĩ Australia và New Zealand đi môtô trong trận chiến Gallipoli năm 1915. Bức ảnh gốc là ảnh đen trắng và được kỹ sư điện Royston Leonard đổ màu tạo nên bức ảnh sống động này.
{keywords}
Binh sĩ Nga đang chờ đợi hiệu lệnh để tiến lên trong trận chiến tại Ternopil, Ukraina tháng 7/1917.
{keywords}
Binh sĩ Ấn Độ đi xe đạp trong trận chiến Somme năm 1916. Hơn 3 triệu binh sĩ đã chiến đấu trong trận chiến này và hơn 1 triệu người đã tử trận hoặc bị thương
{keywords}
Binh sĩ Canada trong trận chiến Amiens tháng 8/1918. Việc Anh tuyên bố chiến tranh đã khiến Canada tự động phải tham chiến, vì nước này khi đó là một phần lãnh địa của Anh.

Theo VOV

Nga tái hiện vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi ở Syria

Nga tái hiện vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga đã cho tái dựng lại toàn bộ những gì được tin đã xảy ra với máy bay quân sự Ilyushin Il-20 của nước này, bị bắn rơi ở Syria hồi tuần trước.

Sức mạnh đáng nể của lực lượng trực thăng quân sự Nga

Sức mạnh đáng nể của lực lượng trực thăng quân sự Nga

Lực lượng trực thăng quân sự Nga kế thừa sức mạnh quân đội Liên Xô trước đây. Lực lượng này có bề dày 70 năm.

Uy lực tên lửa Trung Quốc khiến Mỹ e ngại

Uy lực tên lửa Trung Quốc khiến Mỹ e ngại

Quân đội Trung Quốc mới đây đã đưa vào biên chế hoạt động một loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), có khả năng tấn công các căn cứ quân sự trên đất Mỹ.