Với ngân sách và thời gian được đầu tư mạnh, các nhà thiết kế vũ khí của Nga đã và đang cho ra những sản phẩm có năng lực chiến đấu ngày càng hoàn hảo.

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

LHQ 'quay lưng' với Nga, ủng hộ Ukraina

Ông Trump dọa giáng đòn tiếp vào Trung Quốc

Hãng tin Business Insider thống kê một số vũ khí đáng gờm của Nga trong trường hợp một cuộc chiến tranh nổ ra với nước này.

Các hệ thống tên lửa đất đối không S-400/S-300

{keywords}
Ảnh: Reuters

S-300 từng là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi thời Chiến tranh lạnh, cho phép Liên Xô dễ dàng phát hiện máy bay kẻ thù, lần theo các mục tiêu khác nhau, và hướng dẫn các tên lửa nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống phòng không này có thể mang hai loại tên lửa đồng thời, một tên lửa tầm xa và một tên lửa tầm ngắn. Nhiều thập niên nâng cấp khiến cho hệ thống này đến nay vẫn vô cùng lợi hại. 

S-400 thậm chí còn lợi hại hơn. Kế thừa toàn bộ sức mạnh của S-300, hệ thống tối tân này có thể mang 4 loại tên lửa, với tầm bắn xa hơn.

Tàu ngầm diesel

{keywords}
Ảnh: AP

Các tàu ngầm diesel nhìn chung là êm hơn so với các phiên bản chạy bằng hạt nhân của chúng, và Nga hiện đang có trong tay loại tốt nhất.

Các tàu ngầm diesel lớp Kilo và Lada có tốc độ nhanh, tàng hình và được trang bị nhiều vũ khí như tên lửa và ngư lôi.

Tàu tuần dương lớp Kirov

{keywords}
Ảnh: Reuters

Tàu lớp Kirov chạy bằng hạt nhân là vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng ít được nhắc đến. Tuy chỉ có 4 chiếc và đã "cao tuổi", các tàu này được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các hàng không mẫu hạm Mỹ trong khi có thể tự vệ bằng tên lửa bắn máy bay.

Các tàu lớp Kirov hiện vẫn có thể tìm ra chiến hạm Mỹ nhờ dữ liệu từ vệ tinh, từ trực thăng hoặc từ chính hệ thống của tàu.

Krasukha-4

{keywords}
Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Hệ thống tác chiến điện tử này có thể phá vỡ các tuyến liên lạc của kẻ thù, đặc biệt là trong chiến tranh hiện đại. Nó có năng lực cắt đứt kết nối của các lực lượng trên chiến trường với trụ sở và các tài sản của họ.

Trực thăng Ka-52 Alligator

{keywords}
Ảnh: Reuters

"Cá sấu" Ka-52 hoạt động trong mọi thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, có khả năng tấn công và tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt đất, máy bay, tiêu diệt sinh lực địch ở cả tiền tuyến lẫn nơi đóng quân của các đơn vị dự bị.

Loại trực thăng tấn công này còn thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, định vị mục tiêu, hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất và phối hợp hoạt động của các trực thăng quân sự khác.

Pháo tự hành Koalitsiya 152mm

{keywords}
Ảnh: Reuters

Đây là loại vũ khí uy lực đến mức, cũng giống như xe tăng T=14 Armata, Nga không thể chế tạo một số lượng lớn trong hoàn cảnh bị cấm vận và giá dầu thấp.

Pháo tự hành này có trọng tải 48 tấn, tốc độ hành trình 65 km/h, với mức độ tự động hóa cao nên chỉ cần 2-3 người vận hành. Nhờ hệ thống nạp đạn tự động, Koalitsiya có thể khai hỏa tối đa 15/20 phát/phút.

Tên lửa chống hạm siêu thanh

{keywords}
Ảnh: AP

Nga có nhiều ứng cử viên tiềm năng cho phát triển những loại tên lửa như Brahmos phiên bản nâng cấp, Kinzhal và Zircon. Nếu bất cứ tên lửa nào trong số này đi vào hoạt động thì nó thực sự là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi.

Tốc độ di chuyển nhanh nên có thể qua mặt nhiều hệ thống phòng không, loại vũ khí này kể cả mang đầu đạn hạt nhân nhỏ thì cũng có thể gây thiệt hại rất thảm khốc. Tuy nhiên, Nga cần nhiều năm nữa mới có thể phát triển thành công.

Thanh Hảo

Cận cảnh dàn vũ khí uy lực của lực lượng phòng hóa Nga

Cận cảnh dàn vũ khí uy lực của lực lượng phòng hóa Nga

Có tên đầy đủ là Lực lượng Phòng thủ Phóng xạ, Hạt nhân, Hoá học và Sinh học, đây là một trong những lực lượng có dàn vũ khí uy lực của quân đội Nga.

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Vì sao Nga giữ ngôi vị “ông trùm” vũ khí thứ 2 thế giới?

Theo các chuyên gia quân sự, có 4 yếu tố then chốt giúp Nga giữ vững ngôi vị nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới.

Hé lộ số tiền Mỹ kiếm được từ bán vũ khí cho nước ngoài

Hé lộ số tiền Mỹ kiếm được từ bán vũ khí cho nước ngoài

Mỹ đã thu về rất nhiều USD từ việc bán vũ khí trong năm 2018, với mức doanh thu tăng tới 33%.

Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga

Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang yêu cầu Nga công khai các chi tiết của hệ thống tên lửa tân tiến mà Mỹ tuyên bố vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Điểm mặt vũ khí từng gây ác mộng kinh hoàng cho nhân loại

Điểm mặt vũ khí từng gây ác mộng kinh hoàng cho nhân loại

Dưới đây là 10 vũ khí nguy hiểm nhất được sử dụng trong Thế chiến thứ 2 – cơn ác mộng kinh hoàng của nhân loại.