Theo Trung Quốc, máy bay chiến đấu mới nhất của nước này - chiếc J-20 mang tên Uy Long, là đối thủ đáng gờm của chiếc F-22 Raptor do Mỹ sản xuất.

Bốn cái bẫy đe dọa Trung Quốc

Thượng đỉnh Trump-Putin nguy cơ đổ vỡ, Ukraina đe 'chiến tranh toàn diện' với Nga

Nổ lớn gần nhà máy hóa chất TQ, hàng chục người thương vong

Vị trí trên thế giới

Chiến đấu cơ tối tân nhất của Trung Quốc J-20 là loại thế hệ 5, do tập đoàn vũ trụ Thành Đô phát triển. Máy bay này bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và những chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động vào hồi tháng 3/2017. Cho tới giờ, mới chỉ có vài chục chiếc J-20 được sản xuất và nhà sản xuất vẫn đang tiếp tục chế tạo.

Trong khi đó, chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ do công ty Lockheed Martin phát triển riêng cho Không quân Mỹ. Việc xuất khẩu máy bay này cho các đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không được phép nhằm bảo vệ công nghệ tàng hình.

F-22 Raptor cất cánh lần đầu tiên vào tháng 9/1997 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2005. Năm 2011, việc sản xuất F-22 Raptor phải kết thúc do chi phí cao, nhưng tới giờ hiếm có một máy bay chiến đấu nào có thể thách thức thế thống trị của nó. Mỹ có kế hoạch nâng cấp chiến đấu cơ này trong tương lai nhưng vẫn chưa có động tĩnh gì.

Theo SCMP, cả J-20 và F-22 Raptor đều là chiến đấu cơ một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình.

Đặc điểm thiết kế

J-20 và F-22 có kích cỡ tương tự nhau. Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc dài 20,3m và sải cánh 12,9m. Trong khi đó, F-22 dài 19m và sải cánh 13,6m.

Cả hai máy bay đều được làm bằng hợp kim, trọng lượng rộng vào khoảng 19 tấn. Khi có mang theo vật nặng, trọng lượng của J-20 là 32 tấn, nặng hơn một chút so với F-22 khoảng 3 tấn. Tuy nhiên, chiến đấu cơ của Mỹ có thể cất cánh với trọng lượng tối đa là 38 tấn, hơn 2 tấn so với J-20.

Hiệu suất

Cả hai máy bay đều có tốc độ tối đa là hơn 2.470 km/giờ (Mach 2), nhanh hơn tốc độ âm thanh. F-22 bay tầm ngắm, tham chiến trong bán kính 800km, còn J-20 với thùng nhiên liệu có thể tham chiến trong bán kính 1.100km.

{keywords}
 

Động cơ

F-22 hoạt động với động cơ phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100, cho phép máy bay lướt với tốc độ siêu âm. Trong khi đó, động cơ của J-20 yếu hơn do kế hoạch phát triển động cơ phản lực cánh quạt đẩy hiện đại của riêng Trung Quốc không thực hiện được đúng kế hoạch.

Các nhà sản xuất Trung Quốc phải dùng động cơ WS-10 B do nước này sản xuất hoặc loại Al-31FM2/3 do Nga chế tạo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính cơ động và khả năng tàng hình của máy bay khi nó đạt tốc độ siêu âm.

Khả năng tàng hình

Khả năng tàng hình ở đằng trước và bên cạnh của J-20 được cho là xuất sắc. Tuy nhiên, nó bị đánh giá là dễ bị radar phát hiện từ phía sau nếu so với F-22.

Vũ khí mang theo

Để duy trì khả năng tàng hình, cả hai chiến cơ này đều cất vũ khí bên trong. J-20 có thể đem theo 6 tên lửa đất đối không, ít hơn F-22. Tuy nhiên, nhờ khoảng không lớn ở phần thân, J-20 có thể mang tên lửa tầm xa hơn và bom có dẫn đường chính xác. Cho tới giờ, J-20 không được gắn kèm súng.

F-22 có thể đem theo 8 tên lửa không đối không hoặc không đối đất, tầm ngắn hoặc tầm trung. Nó còn mang theo súng M61 Vuncan và 4 thùng xăng dự trữ dưới cánh có thể thả xuống nếu không cần dùng.

Chi phí

Chi phí sản xuất một chiếc F-22 là 339 triệu USD/chiếc còn J-20 là 100 tới 110 triệu USD. Tổng dự án để nghiên cứu và chế tạo F-22 là 62 tỷ USD còn J-20 là 30 tỷ USD.

Hoài Linh

Xem trực thăng 'quắp' chiến cơ trên bầu trời Nga

Xem trực thăng 'quắp' chiến cơ trên bầu trời Nga

Một trực thăng MI-26 đã chở theo một chiến đấu cơ trên bầu trời Saint Petersburg, Nga.

S-500 của Nga liệu 'hạ gục' được chiến cơ tối tân Mỹ?

S-500 của Nga liệu 'hạ gục' được chiến cơ tối tân Mỹ?

Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 hiện đại của Nga có “hạ gục” được những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ?

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

Việc chế tạo tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước sự leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ và các cải cách quân đội.