Trung Quốc có 7 nhà sản xuất vũ khí doanh thu hơn 5 tỷ USD, lọt top 20 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới có tiềm năng cạnh tranh với các công ty Mỹ.

Với việc Trung Quốc hiện là nước chi tiêu cho quốc phòng nhiều thứ hai thế giới, các công ty của Trung Quốc đương nhiên cũng vươn lên nhóm những tập đoàn quốc phòng lớn nhất thế giới. Nhưng việc đưa ra những đánh giá mang tính định lượng về các công ty này là vô cùng khó khăn vì sự kín đáo của cả chính phủ và các công ty trong việc công bố thu chi. 

{keywords}
Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong lễ diễu binh năm 2015

Nhưng mới đây, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại London (Anh) đã kết luận rằng có tới 7 công ty Trung Quốc có thể được xếp với nhóm 20 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới nhờ vượt mốc doanh thu 5 tỷ USD, một con số cạnh tranh với bất cứ công ty nào bên ngoài nước Mỹ.

Hai nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) Lucie Beraud-Sudreau và Meia Nouwens đã khảo sát 8 công ty quốc phòng chủ chốt của Trung Quốc. Đó là Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), Tập đoàn Công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC), Tập đoàn công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO), Tập đoàn công nghiệp Nam Trung Quốc (CSGC), tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), tập đoàn công nghệ khoa học không gian Trung Quốc (CASC) và tập đoàn công nghiệp khoa học không gian Trung Quốc (CASIC).

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những tập đoàn quốc phòng lớn nhất và các công ty con chủ chốt của những tập đoàn này, trừ một số công ty của Trung Quốc chỉ tập trung vào lĩnh vực hạt nhân. Sau đó, họ phân loại từng công ty vào các nhóm tập trung cho quốc phòng hay dân sự. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu sử dụng phép toán vi phân để tính toán xem trong tổng doanh thu của từng công ty, có bao nhiêu phần liên quan đến mua bán các sản phẩm quốc phòng.

Kết quả đạt được có thể không hoàn hảo nhưng tương tự với ước tính của trang tin quốc phòng Defense News trong việc chọn ra danh sách 100 công ty không tiết lộ doanh thu quốc phòng của họ. 

{keywords}
Xếp hạng 22 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới năm 2016. Các công ty của Trung Quốc được đánh dấu màu đỏ. Nguồn: IISS

So với danh sách các công ty quốc phòng năm 2016 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, các công ty của Trung Quốc có thể xếp đến vị trí cao nhất là thứ 5 và thất nhấp là 22. So với danh sách của Defense News, các công ty quốc phòng của Trung Quốc cũng có thứ hạng tương tự với sai số chỉ 1 đến 2 bậc.

Trong các tập đoàn quốc phòng Trung Quốc, CSGC được cho là công ty lớn nhất với doanh thu quốc phòng lên đến 22 tỷ USD nhưng theo các nhà nghiên cứu, AVIC có lẽ mới là “trường hợp thú vị hơn cả”.

Theo nghiên cứu của IISS, từ năm 2010 đến 2017, tổng doanh thu của AVIC tăng vọt 93%, 31 tỷ USD lên 59,7 tỷ USD. Trong đó có 37,5% doanh thu của AVIC bắt nguồn từ các chương trình quốc phòng.

AVIC có một nhóm khách hàng đông đảo và trung thành trong quân đội Trung Quốc song tập đoàn này lại thiếu những phát minh thực sự sáng tạo.

“Hoạt động nghiên cứu và phát triển [công nghệ quốc phòng] của Trung Quốc được hỗ trợ đáng kể từ việc ‘đánh cắp’ công nghệ của phương Tây một cách trắng trợn hoặc khéo léo, trong đó có việc thu mua các công ty nước ngoài hoặc theo như bị [nước ngoài] cáo buộc là thông qua các vụ tấn công mạng một cách có hệ thống” – nghiên cứu của IISS chỉ rõ. Các nhà nghiên cứu của IISS cho rằng các công ty của phương Tây vẫn bỏ xa các công ty của Trung Quốc trong những lĩnh vực như động cơ máy bay.

“Dựa vào việc tỷ lệ vũ khí sản xuất cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và thực tế rằng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc ngày càng tăng, chúng ta có thể nhận định rằng các tập đoàn nhà nước (SOE) này sẽ tăng thứ hạng của mình” – nhà nghiên cứu Meia Nouwens chia sẻ với Defense News.

Tuy nhiên, bà Nouwens cũng lưu ý rằng các công ty của Trung Quốc còn một chặng đường rất dài mới có thể thực sự trở thành thách thức đối với các tập đoàn phương Tây như Boeing hay Lockheed Martin.

“Sẽ là một sai lầm khi cho rằng thứ hạng hiện nay họ đạt được chỉ trong vòng 5 hay 10 năm qua” – bà Meia Nouwens nói. “Các SOE quốc phòng của Trung Quốc đã trải qua rất nhiều thay đổi qua nhiều thập kỷ. Phải nói rằng thứ hạng của họ cực kỳ ấn tượng bởi vì nó ở rất cao vào thời điểm này”.

Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến những thay đổi khác như khả năng sáp nhập và thu mua lẫn nhau giữa các tập đoàn quốc phòng của Trung Quốc.

Bà Meia Nouwens cho biết, đang có tin đồn rằng một số công ty của Trung QUốc như CSIC và CSSC dự định sáp nhập thành 1 tập đoàn đóng tầu duy nhất và điều này dễ dàng đưa họ vào top 10 tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới.

Theo VOV

Xem 'quái vật' bọc thép của Nga dọn đường phá tường

Xem 'quái vật' bọc thép của Nga dọn đường phá tường

Cỗ xe khổng lồ này có khả năng phân tích chướng ngại vật và dỡ bỏ mọi vật nặng ngăn cản quân đội di chuyển.

Siêu chiến cơ Mỹ “ngã gục’ trên đường băng

Siêu chiến cơ Mỹ “ngã gục’ trên đường băng

Một chiếc F-35 của Mỹ bị sập càng trước và chúi mũi xuống đường băng ở căn cứ Không quân Eglin bang Florida ngày 22/8.

Ngắm chiến cơ Nga nâng cấp để khẳng định sức mạnh

Ngắm chiến cơ Nga nâng cấp để khẳng định sức mạnh

Nga đang liên tục nâng cấp lực lượng không quân cùng các máy bay chiến đấu các loại, trong đó có Tupolev-22M3, để khẳng định sức mạnh của mình.

Chiến đấu cơ Iran tự sản xuất bị bóc mẽ

Chiến đấu cơ Iran tự sản xuất bị bóc mẽ

Các chuyên gia quân sự cho biết, chiến đấu cơ Iran mới ra mắt thực chất không khác gì máy bay của Mỹ sản xuất từ những năm 1970.

Nga tiết lộ lượng vũ khí khủng được thử nghiệm tại Syria

Nga tiết lộ lượng vũ khí khủng được thử nghiệm tại Syria

Nga đã thử nghiệm 231 loại vũ khí hiện đại và mới nhất trong các chiến dịch ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Xem Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân

Xem Mỹ thử nghiệm thả bom hạt nhân

Phòng thí nghiệm kỹ thuật bom trọng lực B61-12 thuộc Lầu Năm Góc vừa công bố một đoạn video chi tiết ghi lại cảnh một cuộc thử nghiệm lá chắn hạt nhân tương lai của Mỹ.