Cyber Cold War Cyber Cold War
Cyber Cold War

ỐN ĐƯỢC COI LÀ GIAI ĐOẠN ĐẶC BIỆT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI HIỆN ĐẠI, CHIẾN TRANH LẠNH VỚI ĐỈNH CAO LÀ NHỮNG CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG CỦA HAI KHỐI QUÂN SỰ LỚN NHẤT THẾ KỶ 20 ĐÃ NHIỀU LẦN ĐẨY THẾ GIỚI TỚI “MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH”. HƠN ¼ THẾ KỶ TRÔI QUA KỂ TỪ KHI CUỘC CHIẾN NÀY KẾT THÚC, TÌNH HÌNH AN NINH THẾ GIỚI LẠI ĐANG Ở MỨC BÁO ĐỘNG BỞI NHỮNG HÌNH THỨC TẤN CÔNG MỚI TINH VI PHÁ VỠ MỌI LUẬT LỆ TỪNG CÓ TRƯỚC ĐÂY.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ và Nga đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng song phương tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh với hàng loạt vướng mắc, trừng phạt, thậm chí mọi nỗ lực hòa giải gần đây cũng thất bại. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mỹ phải cắt giảm 755 nhân viên ngoại giao hoạt động tại Nga, nhằm đáp trả vụ chính quyền Mỹ phong tỏa các trụ sở ngoại giao của Nga tại Mỹ cũng như trục xuất 35 nhà ngoại giao với cáo buộc can thiệp vào kỳ bầu cử năm ngoái dường như đã đặt dấu chấm hết cho ‘thời kỳ trăng mật’ của quan hệ hai nước, vốn nhen lên sau khi ông Trump nhậm chức. Bản thân Tổng thống Mỹ gần đây cũng buộc phải nhận định rằng: ‘Quan hệ Mỹ - Nga đang ở mức tệ nhất mọi thời đại và rất nguy hiểm’.

trump-twitter

Nếu như tình hình thời Chiến tranh Lạnh còn ít nhiều ổn định, bởi cả hai đều phán đoán được ý đồ của đối phương và biết luật chơi thì nay sự bất ổn trong mối quan hệ giữa hai siêu cường lại chính là nguyên nhân khiến mọi thứ trở nên nguy hiểm, thậm chí ‘sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ đây chỉ giống như cuộc Chiến tranh Lạnh, bởi bối cảnh hiện nay khác biệt và còn nguy hiểm hơn thế’, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier viết trên báo Bild số ra tháng 10/2016.

Chỉ nhìn vào bề nổi của những căng thẳng đang diễn ra hiện nay, chúng ta sẽ không thể thấy hết tính chất nguy hiểm của những cuộc chiến ‘phi vũ trang’ trong mối quan hệ kình địch này. Việc chuyển sang sử dụng các phương tiện tấn công trên mạng hay không gian thay vì các phương tiện truyền thống được coi là tất yếu khi hiện nay hai nước đều không thể chỉ dồn sức cho ‘vũ khí nóng’.

Thực tế, những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không ít lần thử nghiệm kỹ thuật mới, đặc biệt trên không gian ảo.

Những cáo buộc về việc tấn công hòm thư điện tử của các chính trị gia đảng Dân chủ hay dùng nhiều cuộc chiến thông tin để làm mất ổn định vùng Baltics và các bên tài trợ cho Đông Âu cho thấy động thái mạnh mẽ của ông Putin trên ‘mặt trận mới’ này. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã không ngần ngại chỉ trích Nga trong chuyến thăm Estonia hôm 31/07 vừa qua và cho rằng: ‘Không có mối đe dọa hiện hữu nào ở khu vực Baltics lớn hơn nỗi ám ảnh về sự hiếu chiến từ người láng giềng ở phía Đông’.

Bộ Ngoại giao Nga thì coi Washington đang trượt sâu vào kiểu tư tưởng từ thời Chiến tranh Lạnh vốn đã hoàn toàn lạc hậu với thực tiễn.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng đích thân trao đổi với ông Putin về vấn đề tấn công mạng hồi tháng 9 năm ngoái, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc, yêu cầu nhà lãnh đạo Nga ‘dừng lại ngay’ và cảnh báo ‘hậu quả nghiêm trọng’ nếu vẫn tiếp tục. Đáp lại, ông Putin khẳng định rằng chính quyền Mỹ từ lâu cũng đã tài trợ cho các phương tiện truyền thông và nhóm xã hội dân sự can thiệp vào nhiều vấn đề của Nga.

Dù có thể phần nào khẳng định sự đối đầu giữa hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh hiện nay sẽ không vượt qua giới hạn đỏ khi hai Tổng thống đều tế nhị gợi ý rằng họ muốn ‘giảm thiểu tác hại’. Nhưng dường như cả Washington và Moscow lại đang dần quen với những cuộc chiến không theo quy tắc. Các trận chiến tương lai giữa hai siêu cường này có thể sẽ không phải là cuộc đua súng đạn hay hạt nhân mà thay vào đó là những con số không, một. Và đây là lúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh 2.0 bắt đầu.

trum-cyber cold war

‘Chiến tranh Lạnh 2.0’ được giới chuyên gia sử dụng như một thuật ngữ để miêu tả trạng thái mới của những căng thẳng chính trị - quân sự giữa các quốc gia hoặc các liên minh đối lập, là cuộc chiến của những xung đột diễn ra chủ yếu trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, hạ tầng thông tin và hoàn toàn có thể coi nó là một dạng thức của ‘chiến tranh tổng hợp’ thời đại mới.

Ở đó, vai trò của các phương tiện phi quân sự trong việc thực hiện mục tiêu chính trị sẽ tăng lên. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng còn có hiệu quả hơn một thứ vũ khí thực sự.

Trao đổi với Vietnamnet, nhóm Giáo sư trường Đại học Harvard như Joshep Nye, Atllan Cytryn, Michael Dukakis thuộc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Sáng tạo của Diễn đàn Toàn cầu Boston đã nhận định rằng vũ khí tin học là phương thức mới xuất hiện, nhưng chưa được hiểu sâu sắc, và nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ dẫn tới leo thang, đó là quá trình có thể gây nên những hậu quả khôn lường, bao gồm cả chiến tranh vũ trang.

Chi phí cho việc phát triển vũ khí tin học thấp hơn so với việc phát triển năng lực quân sự truyền thống, và nó đã mở rộng phạm vi của các mối đe dọa.

Nhóm học giả này phân tích, để có thể phân biệt một phần mềm được thiết kế với mục đích gián điệp với một vũ khí tin học được thiết kế với mục đích phá hoại là khá phức tạp, dễ gây ra những tính toán sai lầm. Do vậy việc cài một phần mềm nước ngoài vào các hệ thống quân sự của địch hay hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng đều gây ra những mối đe dọa cả về nguy cơ bị phá hủy lẫn leo thang chiến tranh. Trong viễn cảnh xấu nhất, nếu một hệ thống máy tính đang bị nghi vấn lại chứa trung tâm điều khiển và chỉ huy vũ khí hạt nhân của quốc gia thì rất dễ xảy ra nguy cơ xung đột hạt nhân, nhất là đối với những quốc gia vẫn đang trong các xung đột chưa giải quyết được như Ấn Độ và Pakistan.

Hiện nay nền kinh tế của các quốc gia đang có sự kết nối chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết, do đó một xung đột mạng – cho dù có leo thang thành chiến tranh vũ trang hay không, thì đều gây ra những tổn hại nghiêm trọng về kinh tế lẫn chính trị cho các quốc gia đó. Nếu một cuộc tấn công tin học có thể tác động rộng rãi tới nhiều lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng và năng lượng điện thì người dân đều phải chịu những rủi ro rất lớn, nhóm học giả đánh giá thêm.

Cyber Cold War
trump cyber cold war trump cyber cold war

Tổng thống Putin hiếm khi sử dụng máy tính nhưng lại là người đưa nước Nga vào thời đại kỹ thuật số. Liên Xô trước đây không hề sử dụng mạng lưới Internet toàn cầu cho đến năm 1990. Tuy nhiên chỉ tới năm 1996, một thế hệ tin tặc mới của Nga đã ra đời và thâm nhập thành công vào hệ thống quân sự Mỹ, đánh cắp các tài liệu bao gồm thiết kế quân sự, thiết kế phần cứng, bản đồ các căn cứ quân sự và cấu trúc quân đội.

Theo những gì tác giả Fred Kaplan viết trong cuốn Dark Territory: a secret history of cyberwar, vào năm 2008, các hacker Nga đã thực hiện một nhiệm vụ Lầu Năm Góc không thể lường tới là: Thâm nhập hệ thống mạng tối mật của Mỹ mà không cần thông qua Internet. Phi vụ này cho thấy, các tình báo Nga có thể đã cung cấp các ổ cứng giá rẻ gần trụ trở của NATO tại Kabul và dám chắc rằng ai đó bất kỳ sẽ mua một chiếc để cài đặt vào máy tính. Trong một thập kỷ trở lại đây, chiến thuật sử dụng không gian mạng đã trở thành yếu tố then chốt giúp Nga gây ảnh hưởng ở các quốc gia lân cận như sự kiện xảy ra tại Estonia năm 2007.

Mùa thu năm 2014, nhóm hacker Dukes (hay còn được biết tới với tên gọi là Gấu Cozy),

do chính phủ Nga hậu thuẫn đã thâm nhập và kiểm soát thành công một hệ thống máy tính chưa được phân loại tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Cho tới nay vẫn chỉ có rất ít thông tin về những ‘đội quân’ như vậy của Nga. Trước đó, vào năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga từng thông báo rằng họ đang thành lập tiểu đoàn ‘khoa học’ và ‘chiến dịch thông tin’ với nhiệm vụ làm gián đoạn mạng lưới thông tin của kẻ thù. Theo một chuyên gia về an ninh thông tin và tội phạm mạng, ý tưởng này thậm chí bị coi là một trò đùa cho đến khi quân đội Nga chính thức tuyển dụng các lập trình viên trẻ tuổi. Phương tiện truyền thông đại chúng lúc bấy giờ còn đăng tải hình ảnh một người lính vứt bỏ khẩu súng mang bên mình để chuyển sang sử dụng bàn phím nhằm thể hiện rõ tính chất hoạt động của ‘Đội quân Nghiên cứu của Liên bang Nga’.

Tháng 2/2015, khi mức độ xâm nhập của tin tặc Nga vào các mục tiêu chính trị nhạy cảm của Washington tăng đến mức báo động, giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đã phải thừa nhận rằng: ‘Sự đe doạ của Nga trên không gian mạng nghiêm trọng hơn những gì chúng ta từng đánh giá’.

Mối đe doạ ấy đã trở thành hiện thực vào tháng 3/2016 khi các chuyên gia an ninh mạng Mỹ phát hiện một nhóm hacker Nga khác với tên gọi là ‘Gấu Fancy’ đánh cắp tài khoản cá nhân của các quan chức đảng Dân chủ. Giống như người anh em Gấu Cozy, Gấu Fancy cũng để lại ký hiệu riêng sau các cuộc tấn công trên khắp thế giới như tấn công mạng của Quốc hội Đức, hệ thống pháo binh của Ukraine và Tổ chức phòng chống Doping Thế giới WADA.

Theo một quan chức Mỹ: ‘Mùa hè thường là thời điểm quan trọng nhất của các cuộc tấn công và chiến lược truyền thông Nga, chúng tôi đã không thể nhìn nhận được toàn diện vấn đề. Cho đến tháng 10, khi chúng tôi làm được điều đó thì mọi thứ đã quá muộn’.

Chính quyền Tổng thống Obama từng có chính sách ‘reset’ (tái thiết lập) với Nga nhằm đặt ra các thoả thuận và hợp tác trên một số lĩnh vực, bất chấp những căng thẳng đang gia tăng. ‘Không gian mạng là nơi chúng tôi đang cố gắng làm việc với Nga. Nhưng trớ trêu thay, chúng tôi lại phát hiện ra những gián điệp chuyên nghiệp của họ đang gia tăng hoạt động kiểm soát vũ khí trong không gian mạng’, Evelyn Farkas, một quan chức trong Lầu Năm Góc cho biết.

trump cyber cold war trump cyber cold war

Chính quyền Obama từng khẳng định rằng hành động đáp trả của Washington trước các cuộc tấn công mạng của Nga sẽ chỉ ‘giới hạn ở mức độ nhất định’ bởi giới chức nước này quan ngại những cuộc tấn công tiếp theo của Nga có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Trên thực tế Mỹ cũng chỉ áp đặt một số lệnh trừng phạt mới về ngoại giao, kinh tế, pháp lý và an ninh mạng nhằm ‘răn đe’ Moscow.

Tuy nhiên, việc tấn công xâm nhập vào các hệ thống của đối phương cũng vẫn là mục tiêu được đề cập tới trong ‘Kinh thánh về chiến tranh mạng’ của quân đội Mỹ và các chiến binh mạng gần đây đã tham gia vào một bài tập cho tình huống giả định này. Với việc quân đội Mỹ đang tự biến mình thành ‘một lực lượng thực thi các nhiệm vụ trong không gian mạng’.

Tháng 12/2016, cựu Tổng thống Obama đã tuyên bố sau sự kiện Nhà Trắng tiết lộ kế hoạch trả đũa Nga rằng: ‘Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động vào thời gian và địa điểm thích hợp, một vài hành động sẽ được thực hiện trong bí mật’.

obama cyber cold war obama cyber cold war

Cùng lúc đó, ông Obama đã ký một chương trình bí mật với sự tham gia của CIA, NSA và Bộ tư lệnh Mạng ảo Hoa Kỳ. Chương trình này được cho là có liên quan tới việc triển khai ‘cấy ghép’ một phần mềm vào hệ thống máy tính của Nga. NSA cũng từng sử dụng công nghệ này để theo dõi và phá hủy hoàn toàn cấu trúc của một hệ thống mật. Về tính chất, đây được coi là một máy quay bí mật gắn bom. Washington có thể lợi dụng thiết bị này trong hệ thống máy tính của Bộ ngoại giao Nga để xoá hoặc điều khiển các cơ sở dữ liệu quan trọng. Những kế hoạch như vậy đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lâu dài, bởi sẽ phải mất nhiều tháng để xác định vị trí cấy ghép và duy trì đặc tính trong suốt khoảng thời gian sau đó. Theo nguyên tắc hoạt động của quân đội Mỹ, thứ duy nhất cần để kế hoạch bí mật này được đưa vào thực thi chỉ là chữ ký của ông Obama.

Trước đó, Mỹ cũng đã có những bước tiến đang kể trên chiến trường không gian ảo. Năm 2008, cùng với các tình báo Israel, Washington đã tiến hành một cuộc tấn công Iran bằng ‘sâu máy tính’ Stuxnet. Đây được coi là cuộc tấn công kỹ thuật số đầu tiên vào cơ sở hạ hầng của quốc gia khác và có tác động ngang với một cuộc tấn công trực tiếp khi làm gián đoạn toàn bộ quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Stuxnet chỉ là một trong số những loại ‘sâu máy tính’ có các đặc tính kỹ thuật mạnh được tạo ra. Tầm quan trọng chiến lược của loại ‘vũ khí ảo’ này đã cho thấy chiến tranh điện tử và hacking sẽ đóng vai trò to lớn trong việc định hình thế giới tương lai. Ở đó ‘quân đội các nước sẽ phải đối mặt với một thực tế không mấy dễ chịu của việc bị xâm nhập trong thời gian hòa bình vì những cuộc chiến tranh thực sự có thể không bao giờ xảy ra’, nhà nghiên cứu Mỹ Kenneth Geers nhận định.

“Việc giảm thiểu rủi ro trên mạng cần bắt đầu từ việc tuân thủ các quy tắc của GGE (UN A/70/174), Bộ chuẩn Ise-Shima G7 và Bộ chuẩn G20”- Nhóm Giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng thuộc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Sáng tạo của Diễn đàn Toàn cầu Boston nêu lên giải pháp.

Nhóm Giáo sư đã đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: Các quốc gia còn cần nỗ lực hơn thế và nên áp dụng bổ sung nhiều biện pháp khác nhau: Chia sẻ một cách chi tiết các giải pháp thực tiễn tốt nhất để đảm bảo an ninh cho mạng và máy tính. Nhận dạng các hình thức tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Ưu tiên hóa tài sản trên phạm vi quốc gia tính theo giá trị. Giảm thiểu nguy cơ thỏa hiệp về những tài sản được đánh giá cao.Thành lập và vận hành các trung tâm giảm thiểu nguy cơ an ninh mạng.

Phát triển các bản hướng dẫn thường xuyên về an ninh lưu hành nội bộ cũng như kết hợp với các trung tâm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng khác. Nghiêm cấm việc cài phần mềm vào các hệ thống có giá trị cao của một quốc gia khác trong thời bình. Áp dụng luật xung đột vũ trang trong không gian mạng. Nâng cao quyền hạn nhờ các công nghệ cao về tìm kiếm tội phạm.

Các hoạt động tấn công mạng là mối nguy hại mới cho an ninh các quốc gia. Đó là lý do mà các quốc gia này cần khẩn trương thảo luận về các cơ chế và giải pháp xử lý những vấn đề này.

obama cyber cold war