Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký một dự luật, trong đó yêu cầu Lầu Năm Góc nghiên cứu thêm các lựa chọn nhằm đánh bại các tên lửa Triều Tiên bắn tới Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cấp cho Lầu Năm Góc 716 tỷ USD, với gần 10 tỷ USD rót cho Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) mở rộng các hệ thống tên lửa, chú trọng nhiệm vụ ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào từ Triều Tiên hoặc Iran.

{keywords}
Lính Triều Tiên quan sát Làng Đình chiến Panmunjom bên trong vùng phi quân sự ở biên giới với Hàn Quốc ngày 13/8/2018. (Ảnh: Yonhap/Reuters)

Reuters dẫn lời Keith Englander, người phụ trách kỹ thuật của MDA, nói tại hội nghị chuyên đề Phòng thủ Tên lửa và Không gian ở Huntsville, Alabama, tuần trước rằng quân đội Mỹ hiện cũng đang nghiên cứu xem có thể thêm một lớp phòng thủ nữa vào các hệ thống đã lắp đặt để ngăn chặn các tên lửa bay tới hay không.

Giám đốc MDA, trung tướng Samuel Greaves, cho biết ông muốn tích hợp hệ thống tác chiến Aegis vào các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hiện thời. Hệ thống Aegis, chủ yếu trên các tàu chiến, có thể được lắp tên lửa đánh chặn Standard Missile 3 Block IIA (SM-3 IIA) vốn đang được tập đoàn Raytheon và Mitsubishi Heavy Industries Ltd của Nhật phối hợp chế tạo.

Hệ thống Aegis, sản phẩm của tập đoàn Lockheed Martin, hiện đang được triển khai trên 36 tàu của Hải quân Mỹ, và tại bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương ở Hawaii. 

Nếu nhận nhiệm vụ mới, các tàu chiến của Mỹ có thể tuần tra Thái Bình Dương và nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất ở Alaska và California, vốn có nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ khỏi các vụ tấn công ICBM. Đây là một trong những dự án mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu nhằm đánh chặn tên lửa hướng tới Mỹ.

Lo ngại về các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tăng cao xuất phát từ đe dọa liên tiếp từ Triều Tiên. Năm ngoái, Triều Tiên thực hiện hàng chục vụ thử tên lửa, trong đó có vụ phóng một ICBM được cho là có thể bay tới Mỹ, và thử một quả bom khinh khí.

Washington và Bình Nhưỡng hiện đang cố gắng đạt được cách thức tiến hành giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump ở Singapore ngày 12/6, Chủ tịch Kim Jong Un cam kết hướng tới mục tiêu đó nhưng đến nay hai bên vẫn chưa đạt được tiến bộ thực sự nào.

Thanh Hảo

Đề phòng Mỹ, Triều Tiên quyết giữ bí mật hạt nhân

Đề phòng Mỹ, Triều Tiên quyết giữ bí mật hạt nhân

Ngoại trưởng Triều Tiên tuyên bố, nước này sẽ vẫn cất giữ các bí mật và kiến thức về hạt nhân để phòng ngừa các chính sách thù địch của Mỹ.

'Triều Tiên vẫn chưa dừng chương trình hạt nhân, tên lửa'

'Triều Tiên vẫn chưa dừng chương trình hạt nhân, tên lửa'

Hãng thông tấn Reuters dẫn một báo cáo bí mật của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Triều Tiên chưa dừng các chương trình hạt nhân và tên lửa bị cấm.

Những loại điện thoại thông minh ở Triều Tiên

Những loại điện thoại thông minh ở Triều Tiên

Trái với suy nghĩ của nhiều người bên ngoài, điện thoại thông minh khá phổ biến ở Triều Tiên.

Triều Tiên lại chế tên lửa mới?

Triều Tiên lại chế tên lửa mới?

Các cơ quan tình báo Mỹ thấy có những dấu hiệu Triều Tiên đang chế tạo nhiều tên lửa mới tại nhà máy đã sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này có thể bắn tới Mỹ.

Vì sao Triều Tiên phá bỏ trung tâm phóng vệ tinh?

Vì sao Triều Tiên phá bỏ trung tâm phóng vệ tinh?

Phá bỏ Trung tâm phóng vệ tinh Sohae là cách nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thể hiện quyết tâm cải thiện quan hệ với Mỹ để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế đất nước.