Moscow cực lực phản đối sau khi một nhân viên của Thượng viện Nga bị nhà chức trách Na Uy bắt khi tới Oslo dự một sự kiện về nghị viện.

Vì sao Nga từ chối đề nghị cuối của cựu Tổng thống Obama?

Nhật bắt bà mẹ giấu xác con trong tủ đựng đồ

Video tái dựng phút cuối đau thương của MH370

Tàu trật đường ray lao xuống sông, nhiều khoang vỡ nát

RT dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay, cáo buộc "vô lý" nhằm vào công dân Nga trên là một phần trong "cơn cuồng gián điệp" của phương Tây.

{keywords}
 

Hôm 24/9, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Na Uy tại Nga Rune Resaland và yêu cầu nhà ngoại giao này giải thích về việc Na Uy bắt giữ một công dân Nga tên là M.Bochkarev tại sân bay Oslo. Moscow muốn các cáo buộc vô lý và hư cấu chống ông M.Bochkarev được hủy bỏ và ông này phải được thả ngay lập tức.

Ông Bochkarev tới Na Uy để dự một hội thảo quốc tế tổ chức ở Quốc hội Na Uy trong hai ngày 20 và 21/9. Ông Bochakrev, làm việc tại văn phòng trung ương của Thượng viện Nga, được mời dự sự kiện do Trung tâm châu Âu về nghiên cứu nghị viện tổ chức, Bộ Ngoại giao Nga cho hay. Sự kiện trên là công khai và có hàng chục đại diện của các nước tham gia.

"Không thể hiểu nổi tại sao sự hiện diện của một đại diện Nga tại hội thảo trên lại dẫn tới sự khiêu khích như vậy", Bộ Ngoại giao Nga cho biết và bổ sung thêm "làn sóng cuồng gián điệp" đang bao trùm ở phương Tây đã có hình dạng khác ở Na Uy. Moscow cho rằng Oslo phải giải thích về việc này.

Na Uy ngay sau đó giải thích việc bắt giữ công dân Nga với cáo buộc "thu thập một số dữ liệu" không liên quan tới chính trị và việc này được xử lý như một trường hợp phạm pháp. "Đó không phải là vấn đề chính trị", Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói với thông tấn xã NTB của Na Uy.

Theo Moscow, trước đó, một số quốc gia phương Tây đã tiến hành chiến dịch săn lùng gián điệp, cùng với đó, truyền thông chính thống tràn ngập những thông tin không có cơ sở về các điệp viên Nga. Báo Thụy Sĩ và Hà Lan hồi giữa tháng 9 đưa tin, hai nước này đã tiến hành một chiến dịch chung với Anh, kết quả là Hà Lan đã trục xuất hai người Nga vào tháng 3. Sau đó, cơ quan tình báo Thụy Sĩ tuyên bố đã phá một âm mưu của Nga nhằm vào phòng thí nghiệm thử chất độc thần kinh như Novichok của nước này.

Với những chi tiết sơ sài mà báo giới và các quan chức phương Tây đưa ra, Ngoại trưởng Nga đã kêu gọi họ đưa ra một số chứng cứ để Moscow có thể phản đáp các cáo buộc.

Trong khi đó, giới chức Anh vẫn không ngừng buộc tội Nga đứng sau vụ hạ độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ông này. Gần đây nhất, Moscow đưa ra một đoạn video từ máy quay an ninh, trong đó có hai nam giới được cho là nhân viên tình báo Nga, bị nghi đầu độc Skripal.

Tại Mỹ, nhà chức trách nước này đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Khi làn sóng săn gián điệp tràn qua Mỹ, nhà hoạt động về quyền sở hữu súng đạn người Nga Maria Butina đã bị bắt và bị giam giữ hơn 2 tháng. Butina bị buộc tội vận động hành lang trái phép, là đặc vụ của Nga.

Hoài Linh

Gián điệp giả gái tán tỉnh sĩ quan Anh moi tin mật

Gián điệp giả gái tán tỉnh sĩ quan Anh moi tin mật

Một gián điệp bí ẩn đã hack tài khoản Tinder của một nữ sĩ quan Không quân Anh để tán tính sĩ quan nam của lực lượng này nhằm thăm dò các bí mật về chiến đấu cơ mới nhất của Anh.

Con đường vào giới chính trị của người đẹp Nga bị Mỹ vu làm gián điệp

Con đường vào giới chính trị của người đẹp Nga bị Mỹ vu làm gián điệp

Maria Butina (29 tuổi), du học sinh Nga tại Mỹ, vừa bị bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp cho Điện Kremlin.

Ngày này năm xưa: Gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Gián điệp nguy hiểm nhất trong lịch sử Mỹ

Ngày 4/6/1986, Jonathan Pollard, cựu chuyên gia phân tích tình báo hải quân Mỹ, nhận tội gián điệp, bán các thông tin tình báo của quân đội Mỹ cho Israel.