Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng để thúc giục lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và ông rời đi với một lời nhắc khéo rằng Chủ tịch Kim Jong Un muốn nhận được gì đó để đổi lại.

Trong khi Pompeo nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán hạt nhân trong 27 giờ của ông ở thủ đô Triều Tiên là "hữu ích" thì Bình Nhưỡng mô tả chuyến thăm là "đáng tiếc".

{keywords}
Lãnh đạo Mỹ - Triều có cuộc gặp lịch sử ở Singapore ngày 12/6. (Ảnh: AP)

Theo báo SMH, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời đi, báo chí Triều Tiên đăng tải thông điệp nói rằng "yêu cầu đơn phương" của Washington có nguy cơ làm đảo ngược các mối quan hệ chưa đầy 1 tháng sau khi ông Trump và ông Kim bắt tay nhau ở Singapore.

Dòng tiếp theo trong bài viết dài 1.200 từ chứa đựng lời phàn nàn chính của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên: "Phía Mỹ chưa từng đề cập đến vấn đề thiết lập cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, vốn là cần thiết để tháo ngòi nổ căng thẳng và ngăn chặn chiến tranh".

Thông điệp cũng chỉ ra rằng Chủ tịch Kim Jong Un sẵn sàng thử thách sự kiên nhẫn của ông Trump và không đánh đổi kho hạt nhân nếu không nhận được các đảm bảo an ninh đầy đủ. Bình Nhưỡng vốn tin rằng vũ khí hạt nhân là cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công của Mỹ, và sẽ cần hơn một cái bắt tay để từ bỏ.

"Tổng thống và các quan chức cấp cao đã nói về khung thời gian rất nhanh chóng, và chỉ tập trung vào vấn đề hạt nhân chứ không bàn rộng hơn" – SMH dẫn lời Eric Gomez, một nhà phân tích chính sách ngoại giao tại Viện Cato ở Washington, nhận xét. "Thực sự thì cách duy nhất bạn có được một Triều Tiên giải trừ hạt nhân là nếu nước này có quan hệ tốt hơn với Mỹ".

Đó là lý do thỏa thuận mà ông Kim ký với ông Trump hôm 12/6 ở Singapore kêu gọi thiết lập mối quan hệ mới và một "cơ chế hòa bình ổn định, lâu dài". Cam kết "làm việc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên được nêu ở vị trí thứ 3.

Sau hội nghị, Tổng thống Trump đã phải hứng chịu chỉ trích là quá nhanh chóng đưa ra nhượng bộ an ninh với ông Kim, trong đó có việc ngừng tập trận chung với Hàn Quốc. Giờ đây, thông điệp của Triều Tiên cho thấy như vậy vẫn chưa đủ vì nước này cho rằng những hành động của Mỹ vẫn có thể "đảo ngược" và không hề khiến cho sức mạnh quân sự suy chuyển.

Thông điệp của Triều Tiên còn bao gồm một đề nghị cá nhân dành cho nhà lãnh đạo Mỹ: "Chúng tôi vẫn giữ niềm tin tốt đẹp của mình nơi Tổng thống Trump".

Hiện Ngoại trưởng Pompeo đang chịu sức ép phải chứng tỏ tiến bộ, sau khi có thông tin chính quyền ông Kim Jong Un đang mở rộng sản xuất vũ khí hạt nhân. Phát hiện này được cho là càng làm giảm đánh giá của ông Trump rằng Triều Tiên "không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa".

Các chuyên gia ước tính Bình Nhưỡng hiện đang có khoảng 60 quả bom hạt nhân, chưa kể một số tên lửa có thể bắn tới Mỹ.

Thanh Hảo

Kim Jong Un nhận quà đặc biệt từ Ngoại trưởng Mỹ

Kim Jong Un nhận quà đặc biệt từ Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có chuyến đi thứ 3 tới Triều Tiên chỉ trong thời gian ngắn, và lần này ông mang hai món quà tới Chủ tịch Kim Jong Un.

Thế giới 24h: Kim Jong Un đề nghị Trung Quốc giúp

Thế giới 24h: Kim Jong Un đề nghị Trung Quốc giúp

Báo Nhật Yomiuri Shimbun, ngày 1/7, dẫn các nguồn tin giấu tên tại Trung Quốc và Triều Tiên cho biết ông Kim Jong Un đã đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình giúp dỡ bỏ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Kim Jong Un thị sát gần Trung Quốc

Kim Jong Un thị sát gần Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tới thăm các khu vực gần Trung Quốc trong chuyến thị sát đầu tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Indonesia mời Kim Jong Un dự Asian Games

Indonesia mời Kim Jong Un dự Asian Games

Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa gửi lời mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tới dự Asian Games (Đại hội Thể thao châu Á) vào tháng 8.

Kim Jong Un ra điều kiện với Nhật

Kim Jong Un ra điều kiện với Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục phớt lờ Nhật, trừ khi Tokyo dừng hoạt động thù địch chống Bình Nhưỡng, chẳng hạn như các cuộc tập trận quy mô lớn.