Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei vừa đặt ra một số điều kiện cho việc nước này tiếp tục ở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 với các cường quốc châu Âu.

Theo BBC, các điều kiện này bao gồm bảo vệ các hợp đồng dầu lửa của Iran và đảm bảo an toàn thương mại.

{keywords}
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. (Ảnh: Reuters)

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, mà theo đó Tehran đồng ý kiềm chế hoạt động hạt nhân để được dỡ bỏ cấm vận.

Kể từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận này. Hồi đầu tháng, ông cảnh báo sẽ trừng phạt kinh tế các công ty làm ăn với cả Washington và Tehran.

Anh, Pháp và Đức hiện đang ra sức duy trì thỏa thuận. Tuy nhiên, trước động thái của Mỹ, Iran tuyên bố sẽ tái khởi động chương trình hạt nhân nếu các điều kiện nước này đặt ra không được đáp ứng. 

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei đưa ra 3 yêu sách chính: Các cường quốc châu Âu phải bảo vệ các hợp đồng dầu lửa Iran khỏi cấm vận của Mỹ và tiếp tục mua dầu thô của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Bên cạnh đó, các ngân hàng châu Âu phải bảo vệ thương mại với Iran. Anh, Pháp và Đức cũng phải cam kết không tìm cách đàm phán về chương trình tên lửa đạn đạo và các hoạt động khu vực của Iran - cả hai vấn đề mà Washington đã yêu cầu.

Ông Khamenei nói rằng, nếu ba cường quốc châu Âu không thể đáp ứng được những điều kiện trên thì Iran sẽ làm giàu uranium trở lại. Ông cũng tuyên bố Iran không có bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ nữa.

"Nước Cộng hòa Hồi giáo không thể thỏa thuận với một chính phủ mà dễ dàng vi phạm một hiệp ước quốc tế... ", ông nói.

Iran có động thái mới 2 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đặt ra các điều kiện riêng cho bất kỳ một thỏa thuận mới nào với Iran, trong đó có việc Tehran phải rút quân khỏi Syria và ngừng ủng hộ phiến quân ở Yemen.

Quan chức này nói thêm, những lệnh cấm vận mà Mỹ đã dỡ bỏ sau thỏa thuận 2015 sẽ được tái áp đặt, và những đòn trừng phạt đó cùng các biện pháp mới sẽ tạo thành "áp lực tài chính chưa từng có tiền lệ lên chính phủ Iran".

Các đòn cấm vận trước của Mỹ phong tỏa hầu hết thương mại với Iran. Ông Pompeo không nêu cụ thể các biện pháp mới nhưng miêu tả loạt đòn cấm vận áp đặt tuần trước nhằm vào giám đốc Ngân hàng trung ương Iran "mới chỉ là khởi đầu".

Iran là một trong những quốc gia dầu lửa hàng đầu thế giới, với xuất khẩu dầu khí đạt hàng tỷ đôla mỗi năm. Cả sản lượng dầu lửa và GDP của quốc gia này đều giảm mạnh vì bị cấm vận quốc tế.

Thanh Hảo

Iran đáp trả Mỹ dữ dội

Iran đáp trả Mỹ dữ dội

Tổng thống Iran lập tức có những lời lẽ gay gắt nhằm vào Washington.

Iran dọa tái khởi động chương trình hạt nhân

Iran dọa tái khởi động chương trình hạt nhân

Iran tuyên bố sẵn sàng tái khởi động chương trình làm giàu nguyên tử sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với nước này.

Israel cảnh báo Iran "vượt lằn ranh đỏ"

Israel cảnh báo Iran "vượt lằn ranh đỏ"

Israel tuyên bố đã tấn công gần như tất cả các năng lực quân sự của Iran ở Syria, sau những gì nước này khẳng định là cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Cao nguyên Golan.

Mỹ ban hành các cấm vận mới chống Iran

Mỹ ban hành các cấm vận mới chống Iran

Bộ Tư Pháp Mỹ vừa công bố các lệnh cấm vận đối với 6 cá nhân và 3 thực thể doanh nghiệp Iran có liên quan đến Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo của Iran.

Iran lần đầu tấn công trực tiếp Israel

Iran lần đầu tấn công trực tiếp Israel

Căng thẳng giữa quân Israel và Iran ở Syria đã leo thang nhanh chóng vào sáng sớm nay (10/5) khi Israel tố cáo Iran bắn liên tiếp 20 tên lửa vào các vị trí của Israel tại Cao nguyên Golan.