Ngày 11/10/1972 xảy ra vụ đụng độ ác liệt giữa thủy thủ da đen và thủy thủ da trắng trên hàng không mẫu hạm Mỹ USS Kitty Hawk ở ngoài khơi Việt Nam. Sự kiện châm ngòi nổ cho hàng loạt vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

Vệ tinh nhiều lần chụp được ảnh MH370 trên mặt đất

Vì sao Đại sứ Mỹ tại LHQ đột ngột từ chức?

Ngày giải phóng Thủ đô dưới ống kính phương Tây

Vì sao ông Trump 'nghèo' đi sau khi đắc cử tổng thống?

Theo tiến sĩ John Sherwood, nhà sử học tại Bộ Chỉ huy Di sản - Lịch sử Hải quân Mỹ và là tác giả cuốn "Thủy thủ da đen, Hải quân da trắng", căng thẳng sắc tộc trong lực lượng Hải quân Mỹ nói chung và trên tàu USS Kitty Hawk nói riêng lúc này tăng cao, một phần do ảnh hưởng từ phong trào dân quyền đang bùng nổ ở trong nước.

Thực tế, trong gần 4.500 sĩ quan và thủy thủ đồn trú trên tàu USS Kitty Hawk lúc bấy giờ chỉ có 302 người da đen, tức là chưa đầy 7% thủy thủ đoàn. Cuộc sống đối với số quân nhân da màu này cũng không hề dễ dàng.

Vì không có nền tảng giáo dục tốt bằng người da trắng nên phần lớn các quân nhân da đen đạt điểm kiểm tra thấp hơn trong những bài kiểm tra chất lượng của Hải quân. Do vậy, họ thường bị giao làm những công việc chân tay cực nhọc, thấp kém và khó khăn nhất trên tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu. Trong khi đó, các quân nhân da trắng chiếm số đông trong thủy thủ đoàn sẽ đảm nhiệm các vị trí danh giá, sử dụng công nghệ và có cấp bậc cao hơn.

Các tài liệu ghi chép lại cho hay, hầu hết các quân nhân da đen trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk vào năm 1972 mới chỉ phục vụ trong quân ngũ chưa đầy 1 năm. Tất cả họ đều lớn lên trong giai đoạn nước Mỹ bùng nổ bạo loạn sắc tộc và phong trào phản chiến vào những năm 1960.

{keywords}
Vào năm 1972, các quân nhân da đen chỉ chiếm số lượng ít ỏi trên chiến hạm USS Kitty Hawk. Ảnh: Navy Times

Việc các quân nhân da đen ủng hộ quan điểm phản chiến, phong trào đấu tranh đòi nhiều quyền lợi hơn cho những nhóm người thiểu số trong xã hội cộng với tâm lý bất mãn của họ về cách đối xử tồi tệ trên tàu đã làm cho căng thẳng sắc tộc trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk leo thang. Tình trạng càng trở nên trầm trọng khi tính đến tháng 10/1972, các sĩ quan và quân nhân trên tàu đã phải lênh đênh trên biển gần 8 tháng liên tục.

Vụ đụng độ sắc tộc đầu tiên giữa các quân nhân đồn trú trên tàu USS Kitty Hawk xảy ra vào ngày 8/10/1972, khi chiến hạm này ghé vào Vịnh Subic thuộc thành phố Olongapo, Philippines. Đêm đó, tại một câu lạc bộ dành cho quân nhân có tên EM Club đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa các thủy thủ da đen và da trắng. Vụ việc bắt nguồn từ một sự hiểu lầm và buộc các lính thủy đánh bộ Mỹ phải can thiệp. Sau đó, các quân nhân da đen được yêu cầu không tới EM Club nữa.

Trưa ngày hôm sau, một sự cố khác lại xảy ra khi phi công da đen Dwight Horton đang trên đường trở về tàu. Horton bị bắt vì xô xát với 2 sĩ quan da trắng cấp thấp, dù anh nhất quyết rằng họ tấn công trước và anh không thể đánh trả.

Để trả đũa cho Horton, ngày 10/10/1972, các quân nhân da đen quyết định "chơi một vố" nhằm vào các quân nhân da trắng ở nơi giải trí yêu thích của họ tại Olongapo, có tên Sampaguita Club. 10 thủy thủ da đen xuất hiện trên sân khấu "Đêm linh hồn" tại câu lạc bộ, giễu cợt và ném các quả bóng vào mặt các thủy thủ da trắng trong đám đông phía dưới. Tất cả kết thúc trong ẩu đả.

Sáng hôm sau, các thủy thủ trở về tàu trong tình trạng bầm dập, người rướm máu. USS Kitty Hawk rời cảng Subic. Tình hình trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk lúc này căng như thùng thuốc súng chỉ trực nổ. Và điều không mong đợi nhất đã đến, khi sự căng thẳng sắc tộc trên tàu làm bùng phát vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

{keywords}
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk. Ảnh: Wikipedia

Ngày 11/10/1972, mọi chuyện bắt đầu ở bếp ăn của tàu. Sau một giờ bay làm nhiệm vụ, phi công da đen Terry Avinger, 18 tuổi trở về tàu để tìm thức ăn lót dạ. Avinger muốn ăn 2 chiếc bánh mỳ kẹp thịt. Song, một đầu bếp da trắng tuyên bố anh chỉ được phép lấy một chiếc. Phớt lờ viên đầu bếp, viên phi công trẻ vẫn lấy thêm một chiếc bánh kẹp thịt, dẫn đến hai bên to tiếng với nhau.

Một lúc sau, một đầu bếp da trắng khác, trong khi bê các khay thức ăn bằng kim loại vô tình dẫm lên chân một thủy thủ da đen, làm nảy sinh một vụ cãi vã khác.

Tất cả như giọt nước làm tràn ly. Quá phẫn nộ vì việc bị ngược đãi, Avinger đã kêu gọi và dẫn đầu một nhóm quân nhân da đen đi lên boong tàu, kéo đổ mọi thứ trên đường đi và lớn tiếng lăng mạ những người da trắng.

Sau đó, họ lấy cán chổi, các đoạn ống và cờ lê làm vũ khí. Khi một đầu bếp da trắng vô tình đi ngang qua nhóm, anh ta bị các quân nhân da đen nổi loạn tóm lấy, đánh hội đồng cho đến khi quần áo đẫm máu. Đám đông kích động sau đó tiếp tục đập phá khiến các thủy thủ da trắng rỉ tai nhau tốt nhất không nên rời khỏi phòng hay đi lại trên tàu.

Gần 8 giờ tối cùng ngày, nhiều quân nhân da đen bắt đầu tụ tập ở boong tàu phía sau. Một đầu bếp kêu gọi cứu viện và lực lượng lính thủy đánh bộ cắm chốt trên tàu nhanh chóng di chuyển tới nơi xảy ra lộn xộn để tìm cách trấn áp nhóm quân nhân da đen.

Thông tin cũng truyền đến tai sĩ quan điều hành tàu USS Kitty Hawk, Chỉ huy Ben Cloud, người đã có mặt trên chiến hạm được 2 tháng. Ông Cloud sinh ra ở bang California, Mỹ và bản thân cũng là người Mỹ gốc Phi đầu tiên thăng tiến tới cấp bậc chỉ huy trong lực lượng hải quân. Ông Cloud lập tức đã có mặt ở boong phía sau chiến hạm, yêu cầu lực lượng lính thủy đánh bộ giải tỏa vòng vây và rút lui.

Ông Cloud cũng kêu gọi các quân nhân da đen tin tưởng mình. Ông tự xưng là "người anh em" của họ và kêu gọi họ giải tán, tiếp tục công việc hàng ngày của mình. Sĩ quan chỉ huy tàu, Thuyền trưởng Marland Townsend đã chứng kiến mọi việc. Ông tỏ ra không hài lòng với cách giải quyết khủng hoảng của Cloud.

{keywords}
Ảnh: History.com

Sau khi rời nơi xảy ra lộn xộn, ông Townsend triệu tập lực lượng lính thủy đánh bộ và ra lệnh cho họ tăng cường tuần tra để bảo vệ các máy bay chiến đấu và khu vực cất cánh trên boong tàu.

Tuy nhiên, rắc rối vẫn chưa kết thúc. Ông Cloud nhận được báo cáo cho hay, một nhóm gồm 15 thủy thủ da đen tiếp tục tấn công các quân nhân da trắng trên tàu qua đêm. Vị sĩ quan da đen một lần nữa phải ra tay can thiệp. Đến 2h30 sáng 12/10/1972, ông Cloud đã thuyết phục được các thủy thủ da đen buông vũ khí và tiếp tục làm nhiệm vụ như bình thường.

Song, khoảng 5 giờ sáng, cảm thấy phẫn nộ vì những gì vừa xảy ra, 150 thủy thủ da trắng đã tự vũ trang cho họ và sẵn sàng trả đũa thủy thủ da đen. Cả ông Cloud và Thuyền trưởng Townsend buộc phải can thiệp, thuyết phục cả hai bên hóa giải căng thẳng.

Đến 7h58 ngày 12/10/1972, xung đột mới chấm dứt hoàn toàn. Tổng cộng, vụ bạo loạn trên tàu khiến 40 thủy thủ da trắng và 6 thủy thủ da đen bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng phải đưa vào bờ chữa trị.

{keywords}
Ảnh: Navy Times

6 tuần sau sự cố, khi chiến hạm USS Kitty Hawk trở về thành phố San Diego, Mỹ, nhà chức trách đã tiến hành bắt giữ 27 quân nhân da đen và truy tố họ. 21 người trong số này phải ra tòa án binh. Không quân nhân da trắng nào bị bắt hay xét xử. Điều này từng dấy lên nhiều phản đối về sự đối xử bất công bằng trong quân đội Mỹ.

Đến tháng 4/1973, tòa án binh mới kết thúc các phiên xử quân nhân da đen nổi loạn trên tàu USS Kitty Hawk. Rốt cuộc có 4 người bị kết tội bạo động, 14 người bị kết tội tấn công. Hầu hết họ đều bị giáng cấp.

Sự cố trên hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk được tin đã châm ngòi cho những vụ bạo loạn khác trên các tàu chiến Hải quân Mỹ, kéo dài từ những năm 1970 tới tận những năm 1980. Tuy nhiên, không có vụ việc nào về sau có mức độ bạo lực nghiêm trọng như từng xảy ra với USS Kitty Hawk vào tháng 10/1972.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc xúc tiến luận tội Tổng thống Bill Clinton, mở đầu hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của ông chủ Nhà Trắng lụy tình.

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Vụ "chính biến 1993" rúng động Nga chấm dứt khi phe của Phó tổng thống Rutskoi đầu hàng Tổng thống Yeltsin.

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Cuộc đời Hoàng hậu Pháp Isabeau gắn liền với các âm mưu tranh đoạt quyền lực, cuộc xâm lược của Anh cùng đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng.

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.