Trận đánh Mũi Engano ngày 25/10/1944 mang lại chiến thắng lớn cho Mỹ, với Hạm đội 3 của Đô đốc Halsey đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật trên biển Philippines.

Mỹ tung đòn đầu tiên phạt Ảrập Xêút vụ nhà báo Khashoggi

Phù thuỷ CIA tiết lộ bí mật hoá trang cho điệp viên

Máy bay lao xuống cao tốc, bốc cháy ngùn ngụt

Video tái hiện Trận đánh Mũi Engano:

Theo trang History of War, lực lượng chính của Đô đốc Ozawa xuất phát từ Nhật Bản, nơi các phi công hải quân mới vừa được huấn luyện, và tiếp cận hạm đội Mỹ từ mạn bắc. Theo kế hoạch, vai trò của Ozawa là nhử Hạm đội 3 uy lực của người Mỹ ra xa để một lực lượng khác của Nhật dễ dàng tấn công từ mạn tây.

{keywords}
 

Đô đốc Ozawa mở màn trận đánh bằng 4 tàu sân bay, 2 tàu chiến được chuyển đổi thành tàu mang một số máy bay, 3 tàu tuần dương và 8 tàu khu trục. Trong số 4 tàu sân bay có Zuikaku là tốt nhất, từng tham gia tấn công Trân Châu Cảng và là một trong những hàng không mẫu hạm tốt nhất của Nhật trong cuộc chiến. Ba tàu còn lại ít được biết đến hơn, gồm Zuiho, Chitose và Chiyoda.

Hạm đội 3 của Đô đốc Mỹ Halsey gồm 15 tàu sân bay, 7 tàu tác chiến nhanh và hiện đại, 21 tàu tuần dương và 58 tàu khu trục. Mệnh lệnh của ông là bảo vệ các đội tàu ở Vịnh Leyte nhưng cũng tìm cách hạ gục và phá hủy dàn tàu chiến của Nhật.

{keywords}
Tàu Zhuiho tại Mũi Engano ngày 25/10/1944. (Ảnh: History of War)

Ngày 24/10, người Mỹ phát hiện ra tất cả các tàu Nhật đang tiến đến (mặc dù các tàu sân bay Ozawa được nhận ra sau cùng trong ngày). Halsey tiến hành một loạt trận không kích vào đội tàu uy lực nhất của đối phương, đó là lực lượng tấn công của Đô đốc Kurita.

Lực lượng này gồm Musashi và Yamato, hai tàu chiến uy lực nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Ngay trong ngày, Musashi chìm do liên tiếp bị oanh kích. Đô đốc Kurita nhanh chóng quay đầu để tránh đạn trong khi đang đi qua Eo biển San Bernardino.

Đô đốc Halsey thấy vậy, cộng với việc ông nghĩ tàu Kurita đã hư hại nặng, nên tin rằng các chiến hạm Nhật không còn là mối đe dọa nghiêm trọng nữa và có thể bị tiêu diệt bởi đội tàu chiến cũ cùng các tàu hộ tống thuộc Hạm đội 7 của Đô đốc Kinkaid.

Nhưng thực tế không phải như vậy.

{keywords}
Tàu sân bay Nhật bị tấn công trong Trận Mũi Engano.

Khi Halsey ra lệnh cho toàn bộ hạm đội di chuyển lên phía bắc, cấu trúc chỉ huy của Mỹ lúc này bị phá vỡ. Halsey thành lập Lực lượng đặc nhiệm 34 mới, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Lee. Lực lượng này gồm 4 tàu chiến và một số tàu tuần dương, có thể trưng dụng để đấu với Kurita nếu tàu này đi qua Eo San Bernardino.

Nhưng do Halsey không nghĩ có chuyện này nên lệnh cho các tàu của Đô đốc Lee di chuyển lên phía bắc cùng với ông. Thật không may, Đô đốc Kinkaid nghe được tin này lại tưởng Lực lượng 34 được cắt cử ở lại phía sau để theo dõi Kurita. Do vậy, đô đốc đưa 6 tàu chiến cũ của ông di chuyển theo hướng nam để đối đầu với hạm đội của Đô đốc Nishimura vốn đang hướng tới Eo biển Surigao.

Kinkaid không phải là người duy nhất tưởng như vậy – ngay cả Đô đốc Nimitz ở Hawaii cũng tin Lực lượng Đặc nhiệm 34 đang canh Eo biển San Bernardino.

{keywords}
Zuikaku và các tàu khác của Nhật trong trận Mũi Engano.

Sớm ngày 25/10, các kế hoạch trinh sát của Đô đốc Mitscher phát hiện ra các tàu sân bay Nhật. Loạt không kích đầu tiên diễn ra lúc 8h sáng. Một vài máy bay của Nhật nhanh chóng bị tiêu diệt. Tàu sân bay hạng nhẹ Chitose bị chìm còn tàu Zuikaku trúng một quả ngư lôi.

Vụ tấn công thứ 2 của Mỹ không hề gặp phải đối kháng. Tàu Chiyoda của Nhật hư hỏng nặng. Cùng lúc đó, Đô đốc Halsey nhận được tin đầu tiên trong một chuỗi thông điệp từ Đô đốc Kinkaid yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.

Các chiến hạm uy lực của Đô đốc Kurita xuất hiện từ Eo biển San Bernardino và chuyển hướng nam để đến Vịnh Leyte. Họ đâm thẳng vào 6 tàu hộ tống của Đô đốc Kinkaid và một trận chiến quyết liệt nổ ra (trận Samar).

Trong 2 giờ đồng hồ sau đó, Kinkaid đã gửi thêm 2 yêu cầu trợ giúp khẩn cấp, nhưng hạm đội của Halsey không thể nhúc nhích. Ông đang phải đương đầu với đội tàu nguy hiểm nhất của Nhật Bản, nên Kinkaid phải tự chiến đấu. Nhưng sau đó Halsey cũng cắt cử một trong 3 nhóm tàu tấn công của mình về phía nam để yểm trợ cho Kinkaid.

{keywords}
Tàu sân bay Chitose bị tấn công.

Các tàu sân bay còn lại tổ chức lần tần công thứ 3 vào các tàu sân bay Nhật lúc 1h10 chiều. Lần này, cả hai tàu Zuikaku và Zuiho đều bốc cháy. Zuiho vẫn chạy được tiếp, nhưng Zuikaku bị khai tử và chìm ít phút sau đó.

Tàu cuối cùng của Nhật là Chiyoda chết dí trong vùng và chìm sau đó. Hai tàu chiến được chuyển thành tàu sân bay chạy thoát, nhưng các lực lượng tàu sân bay Nhật coi như bị tiêu diệt. Ở xa hơn về phía nam, các tàu của Đô đốc Kinkaid chiến thắng nhờ chính nỗ lực của họ, và Đô đốc Nhật Kurita đành phải rút về qua Eo biển Bernadino.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Nữ giáo viên chui thùng gỗ 'nhảy' thác mạnh nhất Bắc Mỹ

Ngày này năm xưa: Nữ giáo viên chui thùng gỗ 'nhảy' thác mạnh nhất Bắc Mỹ

Ngày 24/10/1901, bà Annie Edson Taylor, một giáo viên người Mỹ đã trở thành người đầu tiên sống sót sau khi mạo hiểm vượt thác Niagara trong một chiếc thùng gỗ.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khủng khiếp trong nhà hát Nga

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khủng khiếp trong nhà hát Nga

Ngày 23/10/2002, một nhóm gồm 50 phiến quân Chechnya vũ trang đầy mình tấn công vào một nhà hát ở Moscow, Nga và bắt giữ khoảng 900 con tin.

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Cách đây đúng 56 năm, thế giới suýt phải đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt nguồn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. 

Ngày này năm xưa: Cú tấn công tự sát kinh hoàng của phi công Nhật

Ngày này năm xưa: Cú tấn công tự sát kinh hoàng của phi công Nhật

Trong Trận chiến vịnh Leyte cách đây 74 năm, vào ngày 21/10/1944, một máy bay Nhật đã lao thẳng vào tàu HMAS của Australia trong cuộc tấn công tự sát chấn động.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn 'vụ thảm sát đêm thứ 7' trong Chính phủ Mỹ

Ngày này năm xưa: Bí ẩn 'vụ thảm sát đêm thứ 7' trong Chính phủ Mỹ

Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là "Vụ thảm sát đêm thứ 7", xảy ra vào ngày 20/10/1973.

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Wilhelm Voigt chỉ là một thợ đóng giày nhưng đã thực hiện thành công một cú lừa siêu đẳng nhằm vào quân đội Đức.